Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh. |
Lập dàn ý.
Dựa vào kết quả quan sát trong hoạt động Viết ở Bài 12, lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Từ lưng trong mỗi đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu các nghĩa của từ đó.
a. Trăng tròn như quả bóng
Lơ lửng treo lưng trời.
(Nguyễn Ngọc Hưng)
b. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, câu ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận)
c. Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
(Ca dao)
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.
Xe có (1) mắt đèn Chân người: mắt cá! (2) Mắt chim, hình tròn (3) Mắt người, hình lá. (Phạm Hổ) |
Mắt: Nghĩa 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật. Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật. |
a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Nội dung chính của bài thơ là gì?
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im...
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn.
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành.
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng.
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến.
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng,
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
(Võ Quảng)
* Trả lời câu hỏi
Trong 2 khổ thơ đầu, mầm non được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả đó có gì thú vị?
Bài 13: Mầm non Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Thảo luận.
– Người điều hành nếu nội dung thảo luận.
– Từng bạn trình bày ý kiến đã chuẩn bị. Ví dụ:
+ Thực tế: Nhiều loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, bị sản bắt, buôn bán trái phép; rừng bị chặt phá khiến môi trường sống của động vật hoang đã bị đe doạ;…
+ Những việc cần làm: Lập các khu bảo tồn; tuyên truyền vận động không chặt phá rừng, không săn bắt, không buôn bán động vật hoang dã;...
– Cả nhóm trao đổi, góp ý và thống nhất ý kiến.
+ Khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã.
+ Nhấn mạnh những việc cần làm để bảo tồn động vật hoang dã.
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Thảo luận về việc bảo tồn động vật hoang dã.
Chuẩn bị.
– Tìm hiểu về động vật hoang dã và việc bảo tồn động vật hoang dã qua sách báo,
in-tơ-nét.
G: Một số cuốn sách về động vật hoang dã: Sinh vật trú ẩn và săn mồi (Rắt Ô-oen),
Khám phá rừng già – Động vật hoang dã (Xti Pa-cơ),...
– Ghi chép các thông tin quan trọng về những hoạt động bảo vệ động vật hoang dã.
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát.
M: Quan sát dòng suối theo trình tự không gian:
a. Quan sát toàn cảnh.
G:
– Không gian chung (thoáng, rộng, giữa rừng bao la,...)
– Đặc điểm chung (yên tĩnh, thơ mộng,..)
b. Quan sát từng sự vật, hiện tượng,…
G:
Lưu ý: Em có thể lựa chọn một số sự vật, hiện tượng chủ yếu, trọng tâm hoặc những sự vật, hiện tượng nổi bật, đặc sắc để quan sát.
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát.
Chuẩn bị.
– Lựa chọn phong cảnh để quan sát (cảnh ao, hồ, sông, suối, biển, đảo,...).
– Lựa chọn cách quan sát (trực tiếp hoặc qua tranh ảnh, video,...).
– Lựa chọn trình tự quan sát.
a. Theo không gian: – Từ bao quát toàn cảnh đến từng chi tiết, từng bộ phận (hoặc ngược lại) – Từ gần đến xa (hoặc ngược lại) – Từ trái qua phải (hoặc ngược lại) – |
b. Theo thời gian: – Theo thời gian trong ngày – Theo các mùa trong năm – Theo sự thay đổi của phong cảnh trong mỗi lần quan sát – |
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chủ đề của bài Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long là gì? Chọn đáp án đúng.
A. Vẻ đẹp kì thú của những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
B. Sự thơ mộng, huyền bí của sóng nước Hạ Long
C. Sức cuốn hút của thiên nhiên Hạ Long đối với du khách
D. Những cảnh đẹp có một không hai của thiên nhiên
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
(Trích)
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.
Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.
Đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu mà mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống. Có hòn trông như đôi gà đang xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi); có hòn bề thế như mái nhà (hòn Mái Nhà); có hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng (hòn Con Cóc), có hòn như ông lão trầm tĩnh ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng),... Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ,... Mỗi hang đảo gắn với một sự tích huyền bí.
Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
(Theo Thi Sảnh)
* Trả lời câu hỏi
Tìm câu văn miêu tả bao quát về đảo ở vịnh Hạ Long. Câu văn đó giúp em hình dung được những gì về vịnh Hạ Long?
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Trao đổi về cách viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả phong cảnh.
G:
– Khi viết mở bài gián tiếp, có thể bắt đầu như thế nào để dẫn vào phần giới thiệu phong cảnh?
– Khi viết kết bài mở rộng, nên mở rộng theo hướng nào?
Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành đoạn văn.
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa (1) (bé mọn, bé con, bé nhỏ), mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia dan xuống mặt dắt. Mặt đất đã (2) (khô cằn, khô khan, khô khốc) bằng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, (3) (trong sáng, trong lành, trong xanh). Mặt đất lại (4) (dịu mềm, dịu nhẹ, dịu ngọt), lại cần mẫn tiếp nhựa sống cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho cây (5) (sức lực, sức vóc, sức sống) tràn đầy. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Theo Nguyễn Thị Thu Trang)
Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây:
Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy...
(Trần Đăng Khoa)
Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp thay cho bông hoa trong mỗi thành ngữ dưới đây:
G: Từ cần tìm đồng nghĩa với từ in đậm trong mỗi thành ngữ.
a. Ngày tháng tốt b. Năm lần bảy c. Sóng biển lặng |
d. Cầu được thấy e. Đao to búa g. Đi đến về đến chốn |
Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức