Câu 9 trang 14 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy tự nhận xét bản thân về những việc em đã làm được và những việc chưa làm được thể hiện tình yêu thương con người:
Việc đã làm để thể hiện tình yêu thương con người |
Việc chưa làm được |
Phương hướng khắc phục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 8 trang 14 SBT Giáo dục công dân 6
Một buổi chiều mùa hè nắng gắt, Mạnh đang cùng các bạn đi trên đường thì thấy một bà cụ đang ngồi ven đường. Nhìn bà cụ rất mệt mỏi, mặt tái mét. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn dừng xe, hỏi han bà mấy câu mới biết bà cụ bị say nắng không thể đi được nữa. Thấy vậy, Mạnh nói các bạn cùng đỡ bà ngồi lên xe của mình, rồi cùng các bạn đưa bà về nhà.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mạnh?
b. Theo em, vì sao Mạnh lại có việc làm tốt như vậy?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 7 trang 13 SBT Giáo dục công dân 6
Ông B là một người khỏe mạnh và tốt bụng trong thôn H. Nhưng trong một lần xây nhà, giàn giáo đổ sập, khiến ông bị ngã và bị thương ở chân. Sau một thời gian đi chữa, vết thương lành lặn, nhưng cũng từ đó ông phải đi tập tễnh. Mỗi lần thấy ông, một số trẻ em trong thôn lại chế giễu, nhại dáng đi của ông.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của một số trẻ em trong tình huống trên?
b. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến cảnh chế giễu của các trẻ em trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 6 trang 13 SBT Giáo dục công dân 6
Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu nào nói về lòng yêu thương con người lòng yêu thương con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ăn cây nào rào cây ấy
B. Lá lành đùm lá rách
C. Chết vinh còn hơn sống nhục
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
E. Chia ngọt sẻ bùi
G. Nhường cơm xẻ áo
H. Chị ngã em nâng
I. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 5 trang 12 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
BÁC HỒ TẮM CHO TRẺ EM VIỆC BẮC
Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pác Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng, Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.
Người tự tay cởi quân áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kì cọ cho từng cháu. Chúng vừa tắm, vừng vui đùa bắn cả nước vào Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân bị chốc đầu, tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc đắp cho cháu. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Không saao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ!
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó.
- Các cô các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quan năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:
- Các cháu này con cô chú nào đây? Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn quần áo bẩn mang đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.
Có một bà cố gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục nói:
- Ông già này là con người quý giá lắm đấy!
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ.
Bác tỏ vẻ không bằng lòng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí?
Và người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời bà cố ăn rồi nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều, cần ăn cho khỏe để sống đến ngày đất nước độc lập vui hưởng thái bình.
Thật bình dị, mà rất đỗi thân quen!
(Theo 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,NXB Chính trị Quốc gia, 2007)
a. Bác Hồ đã thể hiện lòng yêu thương con người như thế nào qua câu chuyện trên?
b. Tấm lòng của Bác Hồ đối với cụ già và trẻ em có ý nghĩa như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 4 trang 12 SBT Giáo dục công dân 6
Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là yêu thương con người?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
B. Làm bài tập giúp bạn khi bạn không làm kịp.
C. Dành tiền lì xì năm mới ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
D. Nhường chỗ cho phụ nữ có thai trong xe buýt.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 3 trang 11 SBT Giáo dục công dân 6
Trong những việc làm sau, việc nào nên làm và việc nào không nên làm?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hành vi, việc làm |
Nên làm |
Không nên làm |
A. Thường xuyên làm bài tập cho bạn |
|
|
B. Quan tâm, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ |
|
|
C. Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình nghèo |
|
|
D. Nhường ghế trong xe buýt cho người cao tuổi |
|
|
E. Chỉ yêu quý bạn thân của mình |
|
|
G. Ghét những bạn đã góp ý về mình trong cuộc họp |
|
|
H. Giúp bạn chép bài khi bạn ốm |
|
|
I. Quyên góp quần áo, sách để ủng hộ bạn vùng lũ lụt |
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 2 trang 11 SBT Giáo dục công dân 6
Tìm 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện không yêu thương con người.
Biểu hiện yêu thương con người |
Biểu hiện không yêu thương con người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 14 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6
Có ý kiến cho rằng, truyền thống của gia đình, dòng họ là những thứ đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần phải được xóa bỏ.
Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 12 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6
Ông nội An là nghệ nhân điêu khắc đá. Nghỉ hè, khi được về quê, An say mê ngắm nhìn ông khắc họa từng đường nét cho phiến đá. Về nhà, An xin bố mẹ cho nghỉ học để về quê học nghề điêu khắc đá của ông.
Nếu em là bạn của An, em sẽ khuyên An như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 11 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6
Trong buổi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về truyền thống của gia đình, dòng họ. Có bạn cho rằng truyền thống đạo đức là quan trọng nhất, bạn khác cho rằng truyền thống hiếu học quan trọng hơn, nhiều bạn lại cho rằng truyền thống nghề nghiệp mới quan trọng hơn cả.
Em đồng tình với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 10 trang 8 SBT Giáo dục công dân 6
Gia đình Hoa có truyền thống hiếu học, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Hoa tự hào khoe với các bạn và cho rằng mình không cần học nhiều mà sẽ thành công theo truyền thống của gia đình.
Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 9 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
DÒNG HỌ HIẾU HỌC ĐIỂN HÌNH Ở QUẢNG YÊN
Quảng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong đó, dòng họ Lê là một trong những dòng họ điển hình trên địa bàn thị xã duy trì tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Với truyền thống hiếu học, thời gian qua difng họ Lê đã đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.
Dòng họ Lê có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội). Cách đây chừng 600 năm, ông Tổ dòng họ di cư khai hoang mở đất ở khu Làng Cốc, Hưng Yên (nay là phương Phong Cốc, thị xã Quảng Yên). Dòng họ Lê có truyền thống hiếu học suốt 22 đời nay. Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân…
Để tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Hội đồng gia tộc họ Lê đã sớm thành lập Ban Khuyến học. Hưởng ứng phong trào xây dựng “Dòng họ hiếu học”, Ban Khuến học phường đã vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phán đấu trở thành “Gia đình hiếu học”; tích cực vận động, khuyến khích con cháu tham gia trở thành hội viên của hội khuyến học các cấp; đóng góp, xây dựng, ủng hộ Quỹ Khuyến học của dòng họ, địa phương và ở các đơn vị con cháu học tập, công tác,… Quỹ Khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm nay luôn duy trì mức 200 triệu đồng.
Đã thành thông lệ, trong tháng Giêng hằng năm, vào dịp giỗ Tổ và thanh minh, tại Nhà thờ Tổ họ Lê ở khu 5, phương Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), con cháu dòng họ lại tập trung đông đủ để ôn lại truyền thống gia tộc. Dịp này, Hội đồng gia tộc dòng họ tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi. Đặc biệt, đối với những người có thành tích nổi bật trong học tập đã được Hội đồng gia tộc tặng bức tượng cử nhân và được ghi tên trong Sổ vàng truyền thống của dòng họ. Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận, có ý nghĩa động viên, khích lệ con cháu của dòng họ; nhắc nhở con cháu khắc ghi, phát huy truyền thống gia tộc và cũng là dịp để Hội đồng gia tộc báo công với tổ tiên, họ hàng về những phấn đấu, nỗ lực của con cháu trong dòng họ.
(Theo Nguyễn Huế, báo Quảng Ninh, ngày 12/05/2020)
a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?
b. Các gia đình trong dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống gì của gia đình, dòng họ mình?
c. Em còn biết những truyền thống nào khác của gia đình, dòng họ?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 8 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6
Việc làm nào dưới đây là cần thiết để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
STT |
Việc cần làm |
Đúng |
Sai |
1 |
Chăm ngoan, học giỏi |
|
|
2 |
Không gây gổ, đánh nhau |
|
|
3 |
Xấu hổ vì gia đình và dòng họ còn nghèo |
|
|
4 |
Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ |
|
|
5 |
Sống trong sạch, lương thiện |
|
|
6 |
Chơi trò chơi điện tử |
|
|
7 |
Bán đất của gia đình để lấy vốn khởi nghiệp |
|
|
8 |
Chăm đọc sách, báo để tìm hiểu về nghề truyền thống |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6
Em hãy đánh dấu X vào những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong bảng dưới đây:
STT |
Truyền thống tốt đẹp |
Đúng |
Sai |
1 |
Hiếu học |
|
|
2 |
Tôn sư trọng đạo |
|
|
3 |
Tảo hôn |
|
|
4 |
Tiết kiệm |
|
|
5 |
Đoàn kết |
|
|
6 |
Trọng nam khinh nữ |
|
|
7 |
Yêu nước |
|
|
8 |
Nhân nghĩa |
|
|
9 |
Thách cưới |
|
|
10 |
Xem bói đầu năm |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 6 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta
A. sống trong sạch, lương thiện
B. chăm ngoan, học giỏi
C. có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
D. có kiến thức và phương pháp học tập tốt hơn.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 5 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao
B. Truyền nghề cho con cháu
C. Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian.
D. Không xuất khẩu hàng truyền thống.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 4 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6
Hằng năm cứ đến dịp nghỉ hè, dòng họ T luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu trong họ đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện điều gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ghi nhận truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ.
B. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
C. Khoe thành tích của con cháu với mọi người.
D. So sánh thành tích học tập của con cháu gia đình này với gia đình khác trong dòng họ.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Bài 7 trang 46 sách bài tập GDCD 6
Em đã thực hiện tốt việc gì và chưa tốt việc gì trong khi thực hiện bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường? Nêu kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những việc làm chưa tốt.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài 2 trang 43 sách bài tập GDCD 6
Tuấn cho rằng: “Công an là cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ người dân nên công an cũng là cơ quan duy nhất có trách nhiệm bảo vệ việc thực hiện quyền của trẻ em”.
Câu hỏi: Theo em, Tuấn nghĩ vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài 1 trang 43 sách bài tập GDCD 6
Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài 5 trang 41 sách bài tập GDCD 6
Mạnh rất thích chơi điện tử nên hễ có thời gian rảnh là lại mở máy tính của bố ra chơi. Phát hiện Mạnh thường xuyên chơi điện tử bạo lực nên bố tức giận và cấm Mạnh không được phép chơi nữa. Mạnh cảm thấy ấm ức vì cho rằng chơi điện tử là hình thức giải trí và là quyền của trẻ em nên bố không được cấm.
Câu hỏi:
1/ Theo em Mạnh nghĩ như vậy là đúng hay sai?
2/ Nếu là bạn của Mạnh, em sẽ khuyên bạn điều gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 4 trang 41 sách bài tập GDCD 6
Bố mẹ mua cho Quân rất nhiều sách tham khảo, Quân không thích đọc nên mang sách cho bạn. Khi biết chuyện, bố mẹ rất tức giận và đã mắng Quân. Quân cảm thấy rất ấm ức vì cho rằng mình là trẻ em nên có quyền cho bạn sách, bố mẹ không được phản đối.
Câu hỏi:
1/ Quân hiểu về quyền trẻ em trong tình huống này là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là Quân em sẽ ứng xử như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 3 trang 40 sách bài tập GDCD 6
Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Câu hỏi: Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 1 trang 39 sách bài tập GDCD 6
Quyền trẻ em là
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. tất cả những gì trẻ em mong muốn
B. tất cả những điều trẻ em yêu cầu ngừơi lớn phải làm cho mình.
C. tất cả những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
D. trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của mình.
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Bài 8 trang 38 sách bài tập GDCD 6
Anna có bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Anna mang quốc tịch Nga như mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Anna cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Anna đang nhôn nhịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bác tổ trưởng dân phố đến nhà ông bà nội Anna lập danh sách cử tri, nhìn thấy Anna bác nói: “Thế nào? Cháu gái muốn tham gia bầu cử cùng mọi người không để bác ghi tên vào danh sách cử tri”.
Câu hỏi: Theo em, Anna có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Bài 7 trang 38 sách bài tập GDCD 6
Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy, anh hàng xóm góp ý: “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối: “Vỉa hè là nơi công cộng, chúng em có quyền đá bóng ở đây, pháp luật đã qui định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn không? Vì sao?
2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân