+4687 câu hỏi
Câu 848375:
Tự luận

Bài tập 3 trang 24 SBT GDCD 7: Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).

A

B

1. Giáo viên

a. cần tìm hiểu, phát hiện kịp thời học sinh có

hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn.

2. Nhà trường

b. thực hiện tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

3. Cán bộ tâm lí học đường

c. thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh bị bạo lực học đường.

4. Học sinh

d. thông báo kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp xử lí khi xảy ra bạo lực học đường; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

5. Bệnh viện

e. tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời phù hợp với khả năng của bản thân đối với các hành vi bạo lực học đường.

8 tháng trước 64 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Câu 848371:
Tự luận

Bài tập 5 trang 22 SBT GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp a) Thời gian gần đây, H thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi. Có những ngày bạn mệt mỏi, chóng mặt, hay cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai. Bạn thấy rất lo lắng không biết chuyện gì xảy ra với mình. H tìm hiểu và biết rằng những thay đổi về cơ thể ở tuổi này là một phần của sự phát triển. Những lúc như vậy, cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, dành thời gian cho những hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, tập đàn,...

Trường hợp b) G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.

1/ Hãy nêu những biểu hiện của H và G khi bị căng thẳng.

2/ Các bạn trong tình huống trên đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Kết quả như thế nào?

3/ Khi đối mặt với căng thẳng, em thường làm gì?

8 tháng trước 41 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Câu 848364:
Tự luận

Bài tập 5 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm Cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo Công an nhưng H từ chối và nói:“Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.

Nếu là Q, em sẽ làm gì?

Tình huống b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

Tình huống c) Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích.

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn trong tình huống trên?

2/ Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?

Tình huống d) Sáng Chủ nhật, lớp 7B được nhà trường phân công đi lao động quét dọn tại ngôi chùa cổ trong làng. Các bạn đều phấn khởi và tích cực tham gia buổi lao động đó, chỉ có L là tỏ ra bực tức vì Chủ nhật không được ở nhà để nghỉ ngơi sau một tuần học tập vất vả.

1/ Theo em, việc nhà trường tổ chức lao động ở ngôi chùa cổ có ý nghĩa gì?

2/ Nếu là thành viên của lớp, em sẽ nói gì với L?

8 tháng trước 29 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Câu 848353:
Tự luận

Bài tập 4 trang 12 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những tình huống dưới đây:

Tình huống a) K được nhiều bạn trong lớp ngưỡng mộ vì bạn luôn chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có bạn hỏi“bí quyết” của Kđể có thể làm được như vậy, K trả lời: “Mình chỉ làm những bài tập dễ, còn những bài khó thì lấy sách hướng dẫn ra chép. Làm như vậy, mình không mất nhiều thời gian suy nghĩ mà lại hoàn thành đủ bài tập”.

1/ Em Có tán thành với cách học của K không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên K điều gì?

Tình huống b) H là học sinh chăm chỉ nên thường được điểm cao trong các bài kiểm tra. Khi các bạn hỏi lí do khiến H chăm chỉ học tập như vậy thì H trả lời rằng mình học để lấy điểm cao cho bố mẹ vui lòng.

1/ Em hãy nhận xét về thái độ và động cơ học tập của H.

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên H điều gì?

Tình huống c) Vì sợ thua điểm M về môn Tiếng Anh nên chỉ dành thời gian và cố gắng học thật tốt môn này còn các môn khác T thường bỏ qua.

1/ Em có nhận xét gì về cách học của T?

2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên điều gì?

8 tháng trước 70 lượt xem

Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 3: Học tập tự giác, tích cực