Câu 6 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Đọc câu chuyện
HÃY SỐNG VỚI ƯỚC MƠ
Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể câu chuyện như sau:
Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.
Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kĩ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên,... thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các toà nhà, chuồng ngựa và đường đua.
Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo “Ở lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:
“Đây là một giấc mơ viễn vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại,... Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.
Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:
- Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.
Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:
- Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”. Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:
- Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. - Ngưng một lúc, anh nói thêm: Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.
(Phỏng theo Hạt giống tâm hồn)
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 5 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Em hãy liệt kê các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân và nêu nội dung của mỗi bước đó.
Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân |
Nội dung |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
6. |
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 4 trang 46 sách bài tập GDCD 8: Em hãy liệt kê các mục tiêu của bản thân theo lĩnh vực và thời gian thực hiện mục tiêu theo bảng dưới đây:
Mục tiêu cá nhân theo lĩnh vực (học tập, gia đình, sức khoẻ, tài chính,...) |
Thời gian hoàn thành mục tiêu |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 3 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em hãy xác định loại mục tiêu cá nhân (theo lĩnh vực hoặc theo thời gian) được nhắc đến ở mỗi trường hợp dưới đây:
A. Bạn G xác định mục tiêu dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao, nâng cao sức khoẻ.
B. Bạn T đặt mục tiêu mỗi ngày dành 1 tiếng để luyện nghe, nói tiếng Anh.
C. Bạn S đặt mục tiêu tiết kiệm được 300 000 đồng trong 3 tháng hè để mua đồ dùng học tập cho năm học mới.
D. Bố của bạn X đặt mục tiêu kiếm đủ tiền để mua một chiếc xe máy trong 6 tháng tới.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 2 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây
A. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
B. Mọi mục tiêu cá nhân đặt ra đều sẽ trở thành hiện thực và chỉ cần có mục tiêu sẽ có thành công.
C. Xác định mục tiêu cá nhân giúp chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có.
D. Mục tiêu cá nhân mà mỗi người đặt ra cần phải phù hợp với thực tế và năng lực của bản thân.
E. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có cuộc sống tốt đẹp hơn.
G. Mục tiêu cá nhân làm cho mỗi người yên tâm trong học tập, công tác.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 1 trang 45 sách bài tập GDCD 8: Em hãy kết nối các hình ảnh dưới đây thành một câu chuyện về chủ đề xác định mục tiêu cá nhân và cho biết ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân đối với mỗi người.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
Câu 19 trang 44 sách bài tập GDCD 8: Các cụ ta có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”; việc dùng các hành vi bạo lực đối với các thành viên khác trong gia đình cũng vì lo lắng, quan tâm tới hạnh phúc của gia đình, mong cho cá nhân đó trở nên tốt hơn.
Em có đồng tình với quan điểm trên hay không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 17 trang 44 sách bài tập GDCD 8: Chị V tâm sự với đồng nghiệp chị về việc bị con riêng của chồng lăng mạ, chửi bới, phát tán thông tin về đời sống riêng tư nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị. Đồng nghiệp đã khuyên chị không nên nín nhịn nữa, vì làm như vậy sẽ tiếp tục bị bắt nạt, phải tìm cách “trả đũa” tương tự.
Theo em, cách ứng phó với bạo lực gia đình như đồng nghiệp của chị V khuyên có phù hợp hay không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 16 trang 43 sách bài tập GDCD 8: Bà K có một người con trai lêu lổng, không có công ăn việc làm, lại thường xuyên cờ bạc. Mặc dù nhiều tuổi nhưng bà vẫn phải làm thuê kiếm sống, nuôi con trai. Tuy vậy, mỗi khi thua cờ bạc, anh con trai lại về đe doạ, thậm chí đánh đập bà để bà đưa tiền hoặc đưa các vật dụng trong nhà để anh cầm cố trả nợ. Nhiều lần anh còn đe doạ hòng đòi mẹ bán đất, bán nhà để anh trả nợ. Trước tình hình đó, bà K đem gửi hết giấy tờ nhà cửa, giấy tờ tuỳ thân cho một người bà con tin cậy. Đồng thời, bà quyết định đi ra tỉnh khác làm giúp việc để tránh mặt anh con trai, giữ an toàn cho bản thân.
Theo em, bà K đã làm gì để phòng chống và ứng phó với tình huống bạo lực gia đình của gia đình mình?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 12 trang 42 sách bài tập GDCD 8: Hãy sắp xếp các hành động dưới đây thành hai nhóm: Hành vi vi phạm quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi chấp hành, thực hiện quy định pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
A. Chị M giúp sức để chồng bạo hành con riêng của anh.
B. Bà N yêu cầu chính quyền địa phương giúp đỡ cháu mình khi phát hiện con dâu thường xuyên chửi bới, đánh đập, bỏ đói con.
C. Ông D ngăn cản, không cho chị M - con dâu cũ gặp gỡ cháu nội sau khi vợ chồng chị M li hôn.
D. Anh H xúi giục anh G - bạn mình về chửi bới, đánh đập vợ con nếu vợ con không nghe theo ý mình.
E. Bà V báo cáo chính quyền về việc một số phụ nữ trong xã bị bạo hành gia đình.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 11 trang 42 sách bài tập GDCD 8: Ông D là người gia trưởng nên luôn tìm cách quản lí, hạn chế tối đa mọi chi tiêu của vợ và con; mọi khoản thu nhập của vợ đều bị ông giữ và kiểm soát. Mỗi ngày ông chỉ đưa cho vợ một khoản rất nhỏ để đi chợ. Mỗi khi đi chợ về, vợ ông phải báo cáo lại giá cả của từng loại hàng hoá bà mua. Mỗi khi cho rằng vợ mua đắt thì ông lại mắng chửi, thậm chí đánh vợ. Ông cho rằng hành động này là để tiết kiệm cho gia đình, dành dụm cho tương lai.
Hành vi của ông D có vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình hay không?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 8 trang 41 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây của người gây ra bạo lực gia đình không vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Đe doạ, ngăn cản người bị bạo lực gia đình và những người xung quanh tố cáo với các cơ quan chức năng.
B. Bồi thường, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
C. Bỏ mặc, không quan tâm tới hậu quả của hành vi bạo lực gia đình mà mình gây ra.
D. Xin lỗi người bị bạo lực gia đình nhưng vẫn tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 7 trang 41 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Đe doạ, trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình.
B. Can ngăn người gây ra bạo lực gia đình.
C. Giúp sức để người bị bạo lực gia đình có thể trốn thoát.
D. Động viên người bị bạo lực gia đình tố cáo hành vi bạo lực gia đình với cơ quan chức năng.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 6 trang 40 sách bài tập GDCD 8: Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định cụ thể ở văn bản luật nào dưới đây?
A. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
B. Luật Bình đẳng giới năm 2006.
C. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 (Sửa đổi, bổ sung năm 2022).
D. Luật Trẻ em năm 2016.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 5 trang 40 sách bài tập GDCD 8: Bạo lực gia đình không để lại tác hại nào dưới đây?
A. Gây tổn hại đến sức khoẻ, danh dự, tính mạng, kinh tế của người bị bạo lực.
B. Gây rối loạn trật tự xã hội.
C. Gây thiệt hại về kinh tế cho xã hội.
D. Gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và sự phát triển của con cái.
E. Gây mất cân bằng giới tính khi sinh.
G. Gây già hoá dân số.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 4 trang 40 sách bài tập GDCD 8: Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tới
A. người bị bạo lực và người gây ra bạo lực.
B. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình.
C. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và các thành viên khác trong gia đình chứng kiến bạo lực và cả xã hội.
D. người bị bạo lực, người gây ra bạo lực, gia đình và xã hội.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 3 trang 40 sách bài tập GDCD 8: Hành vi nào dưới đây là hành vi bạo lực gia đình?
A. Bố mẹ K không cho K xem ti vi và sử dụng các thiết bị điện tử khác trong một tuần vì không tập trung khi học bài.
B. Anh T thường xuyên cáu gắt, mắng nhiếc mẹ do bà tuổi cao, sức yếu, lúc nhớ, lúc quên, khiến bà sợ hãi.
C. Vợ chồng anh C và chị M tranh luận với nhau khi có hiểu lầm.
D. Anh H có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác nên đánh đuổi vợ con ra khỏi nhà.
E. Bố mẹ K thường kể xấu và so sánh C với con nhà người khác khiến C bị căng thẳng tâm lí.
G. Sau khi kết hôn, chị B bắt chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho vợ quản lí, khi có việc cần chi tiêu, chồng chị phải hỏi xin vợ.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 1 trang 39 sách bài tập GDCD 8: Hình thức bạo lực nào dưới đây không phải là hình thức bạo lực gia đình phổ biến?
A. Bạo lực ngôn ngữ.
B. Bạo lực thể chất/thể xác.
C. Bạo lực tinh thần.
D. Bạo lực kinh tế.
E. Bạo lực tình dục.
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình
Câu 18 trang 38 sách bài tập GDCD 8: Một lần đi vào rừng sâu thuộc khu Vườn Quốc gia B, Hoàng và Hải tình cờ phát hiện một nhóm người đang cưa những cây gỗ to trong rừng. Hoàng bàn với Hải gọi điện ngay cho các chú đội kiểm lâm của huyện để ngăn chặn hành vi chặt phá rừng. Nghe Hoàng nói, Hải chần chừ vì lo ngại những kẻ lâm tặc sẽ trả thù. Thế nhưng, Hoàng quyết định gọi điện cho các chú kiểm lâm, kịp thời ngăn chặn hành vi phá hoại rừng của lâm tặc.
Em nhận xét thế nào về trách nhiệm công dân - học sinh của Hoàng?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Câu 17 trang 37 sách bài tập GDCD 8: 7 Sáng Chủ nhật, Linh, Hà và Hiền rủ nhau đi công viên chơi. Tình cờ, nhóm em cũng gặp ba bạn nhóm khác đang ngồi chơi và ăn quà bánh ở hàng ghế đá đối diện. Ăn xong, các bạn vứt giấy kẹo, giấy bánh bừa bãi ở dưới gầm ghế rồi thản nhiên đi dạo. Thấy vậy, Linh gọi: “Các bạn ơi! Dừng lại một tí, mình nói cái này nè!”. Khi cả ba bạn dừng lại, Linh đến bên nhẹ nhàng nói: “Các bạn ăn xong, phải gói lại bỏ vào thùng rác chứ ai lại vứt như thế!”. Một bạn trong nhóm bĩu môi: “Cậu có ý thức nhỉ? Đây có phải nhà cậu đâu mà cậu nhiều chuyện thế?”. Thấy vậy, hai bạn trong nhóm kia ngăn lại: “Bạn Linh nói đúng đấy, bạn ạ! Tụi mình làm ngay đây. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở!”.
Em có nhận xét gì về hành vi trách nhiệm của Linh và các bạn học sinh trong tình huống trên?
Sách bài tập GDCD 8 (Cánh diều) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên