Em hãy nêu những thay đổi đã xảy ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của các nhân vật trong những trường hợp trên
Trường hợp 1. T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.
Thông tin 2. Do hậu quả của trận lũ quét khiến gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn.
Trường hợp 3. Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. Anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về câu danh ngôn sau:
Chúng ta không thể thay đổi hướng gió nhưng chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm. (Dolly Parton) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Em hãy sử dụng một cuốn sổ để ghi chép và thực hiện bảng kế hoạch quản lí thời gian đã làm ở phần Khám phá. Sau mỗi tuần, hãy đánh giá và rút kinh nghiệm để hoàn thiện trong những tuần tiếp theo và chia sẻ kết quả với các bạn trong lớp.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy liệt kê những kĩ năng quản lí thời gian và tự đánh giá xem mình đã thực hiện được những kĩ năng nào, cần thay đổi điều gì theo bảng gợi ý dưới đây:
Kĩ năng quản lí thời gian |
Đã làm được |
Chưa làm được |
Kế hoạch thay đổi |
Xác định mục tiêu công việc cần làm |
|
|
|
|
|
|
|
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của các bạn dưới đây và tư vấn giúp các bạn cách làm hiệu quả hơn.
a) Ngoài việc học tập chăm chỉ để đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, N còn đăng kí tham gia câu lạc bộ cầu lông, nấu ăn, hoạt động cộng đồng và cũng muốn tìm hiểu về chương trình hướng nghiệp. Tham gia nhiều hoạt động nên N thường bị quá tải và không biết phải làm thế nào để hoàn thành được hết các công việc.
b) M có thói quen làm việc ngẫu hứng, gặp việc gì làm việc đó nên thường không hoàn thành bài tập trên lớp đúng hạn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy đọc câu danh ngôn dưới đây và viết bài thuyết trình về sự cần thiết của việc quản lí thời gian hiệu quả.
Thời gian là cuộc sống, vì thế ai lãng phí thời gian là lãng phí chính cuộc đời của họ; ai làm chủ được thời gian thì làm chủ được cuộc sống. (Alan Lakein) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em tán thành/ không tán thành với những quan điểm về quản lí thời gian dưới đây? Giải thích vì sao.
a) Làm được càng nhiều việc càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
b) Luôn dành thời gian cho những việc mình muốn làm.
c) Chủ động sắp xếp công việc hợp lí và biết mình cần hoàn thành những công việc gì, có bao nhiêu thời gian.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy nêu ví dụ về việc quản lí thời gian hiệu quả và cho biết quản lí thời gian hiệu quả mang lại những lợi ích gì.Em hãy nêu ví dụ về việc quản lí thời gian hiệu quả và cho biết quản lí thời gian hiệu quả mang lại những lợi ích gì.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Trong các trường hợp trên, bạn nào quản lí thời gian hiệu quả không hiệu quả? Vì sao?
Trường hợp 1. Năm nay lên lớp 9, K có nhiều công việc cần phải thực hiện như học tập để chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp, các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ,... Nhưng K thường không có kế hoạch cho các việc phải làm, có bạn đến rủ đi chơi là K đi luôn. Buổi tối, K thường mải xem các trận đấu bóng đá hay chương trình ti vi nên không kịp làm hết bài tập.
Trường hợp 2. Mặc dù đã lên kế hoạch công việc và dự định sẽ đi ngủ lúc 10h tối hằng ngày nhưng H thường phải thức rất khuya mới hoàn thành được hết các công việc. Khi học bài, bạn thường sao nhãng, lúc thì nói chuyện điện thoại với bạn rất lâu, lúc thì xem mạng xã hội hoặc chơi các thiết bị điện tử. Tình trạng này kéo dài khiến bạn thường bị thiếu ngủ, mất tập trung trên lớp học.
Trường hợp 3. M thường xây dựng kế hoạch và đặt thời hạn cho các công việc cần hoàn thành. Hằng ngày, bạn thường làm hết bài tập của ngày hôm đó, không để bị dồn lại hôm sau. Bạn cũng ưu tiên làm những việc quan trọng và tập trung hoàn thành công việc đã đề ra.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ quan điểm về câu nói sau:
Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác. (Victor Hugo) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Em hãy kể tên một địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây và cho biết nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang đó.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Hoà bình là khát vọng của những nước đang có chiến tranh.
b) Hoà bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế tất yếu của thời đại.
c) Mỗi quốc gia có ý thức xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện sẽ góp phần bảo vệ hoà bình.
d) Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của những nước có tiềm năng quân sự.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình
Thông tin 1. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược huỷ diệt và tàn phá sự sống của loài người như Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945). Riêng Chiến tranh thế giới thứ hai, đã khiến cho 76 nước bị đưa vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề.
Ngày nay, hoà bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn song các điểm nóng cạnh tranh, xung đột vẫn rất phức tạp, đặc biệt là xung đột sắc tộc, tôn giáo trở thành nhân tố gây mất ổn định ở một số vùng, lãnh thổ,... khiến cho dân thường vô tội nơi đây phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2016), Lịch sử thế giới cận đại, tập II, NXB Đại học Sư phạm, trang 72)
Thông tin 2. Mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ hoà bình, giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình, tránh sử dụng vũ lực, ngăn chặn, xoá bỏ những mối đe doạ chiến tranh.
Là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên hoà bình luôn là mong ước, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Xác định nhiệm vụ chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân - công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 35, 48, 49, 50)
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?
Thông tin. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã giội hàng triệu tấn bom đạn xuống làng mạc, trường học, bệnh viện,... gây biết bao đau thương tang tóc trên khắp đất nước ta, trong đó có cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh vào Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972. Riêng tại khu vực Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu với số lượng bom đạn là 4 vạn tấn. Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích của đế quốc Mỹ. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Sau Hiệp định, nhân dân Hà Nội đã tranh thủ điều kiện hoà bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định đời sống, cùng nhân dân miền Bắc làm hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, Hà Nội đang từng bước đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hà Nội thực sự đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Ngày 16 - 7 - 1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu trong quá trình đổi mới cũng như khát vọng hoà bình của người dân Việt Nam. (Theo Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, trang 243, 244, 248) |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Em hãy đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hoà bình” (sáng tác: Hoàng Long - Hoàng Lân) và chia sẻ suy nghĩ của em về cuộc sống hoà bình.
“Để loài người chung sống trong hòa bình
Để đàn em được vui ca học hành
Để ngăn cây lá hoa vươn mầm xanh
Bạn bè sống với nhau trong tình yêu thương
Chúng em cần bầu trời hòa bình
Chúng em cần bầu trời hoà bình
Trên Trái Đất không còn chiến tranh
Đấu tranh vì một nền hòa bình
Đấu tranh vì một nền hòa bình
Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh...”
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 5: Bảo vệ hoà bình Mở đầu
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống a) H được làm trọng tài trong trận bóng đá giữa hai lớp 9A và 9B. Vì chơi thân với đội trưởng của đội bóng lớp 9A nên H bỏ qua lỗi việt vị của đội này, dẫn tới bàn thua cho đội bóng lớp 9B. Thấy thế, một số bạn của đội bóng lớp 9B đã rời sân khi trận đấu chưa kết thúc.
Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H? Theo em, bạn H cần làm gì để đảm bảo tính khách quan, công bằng?
Tình huống b) Làm việc trong một phân xưởng sản xuất cơ khí gia công tư nhân, anh C thắc mắc: các lao động trong xưởng có thời gian lao động và độ vất vả như nhau nhưng mức thu nhập lại khác nhau và cho rằng như vậy là không công bằng.
Bằng hiểu biết về công bằng xã hội, em hãy giải đáp thắc mắc cho anh C.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng
Từ quan niệm “Không có sự khách quan và công bằng, không thể có niềm tin và sự đồng lòng của mọi người”, em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của sự khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng
Trường hợp nào dưới đây thể hiện/ không thể hiện sự khách quan, công bằng? Vì sao?
a) Vì thấy đa số các bạn ủng hộ ý kiến của T nên M cũng ủng hộ mặc dù biết rằng đó là ý kiến sai.
b) Mặc dù ông B hàng xóm là ân nhân của gia đình V nhưng bố mẹ V vẫn không ủng hộ một số việc làm vi phạm pháp luật của ông.
c) Trong gia đình G, chỉ có mẹ và chị gái G làm công việc nội trợ.
d) P và M chơi thân với nhau. Trong buổi lao động trồng cây ở vườn trường, P đã cố ý phân công cho M công việc nhẹ nhàng.
e) Chị gái của H được cộng điểm ưu tiên vào đại học vì là người dân tộc thiểu số.
g) Mặc dù có sự chênh lệch về nội dung và hình thức giữa tập san của các tổ, K vẫn cho điểm bằng nhau vì không muốn làm mất lòng các bạn ở tổ có tập san kém hơn.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng
Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng
Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng/ thiếu công bằng trong các thông tin, trường hợp trên.
Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”. (Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264) Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình. Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây. |
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng
Theo em, nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ có tác hại gì?
Khách quan là nhìn nhận sự vật, sự việc, con người một cách thực tế, chính xác, không thiên vị hay thành kiến mà phải dựa trên chứng cứ và dữ liệu xác đáng. Ngành kiểm sát với những công việc liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, tự do, danh dự nhân phẩm của con người, càng cần đảm bảo tính khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, trong đó, tính khách quan là một yêu cầu quan trọng, được cụ thể hoá trong Quyết định số 21/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát: 'Tính khách quan là phương pháp làm việc của người cán bộ kiểm sát; theo đó, cán bộ kiểm sát đáp ứng các yêu cầu: (1) Phải chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc. (2) Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thực thi công vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành kiểm sát...'. Làm tốt điều này sẽ giảm bớt được oan sai, xét xử đúng người, đúng tội, củng cố niềm tin trong nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước thực sự có hiệu lực, sức mạnh. Khách quan không chỉ quan trọng với người cán bộ kiểm sát mà với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội, giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Giải Giáo dục công dân 9 (Cánh Diều) Bài 4: Khách quan và công bằng