Câu hỏi:
198 lượt xemĐọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú bé vùng biển
Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.
Lúc này, Thắng đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.
Tấm lưới rộng đang vá phủ lên hai đầu gối, tay Thắng cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt Thắng thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá.
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.
(Theo Trần Vân)
a. Người được tả trong bài văn trên là ai?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Người được tả trong bài văn trên là Thắng, cậu bé được ví như con cá vược của thôn Bần, là người bơi giỏi trong số đám trẻ của thôn.
b. + Phần mở bài của bài văn: Từ “Thắng” đến “đáng gờm nhất của bọn trẻ”.
Nội dung chính: Giới thiệu nhân vật Thắng và tài năng của cậu bé.
+ Phần thân bài của bài văn: Từ “Lúc này” đến “biến đi như một con cá”.
Nội dung chính: Miêu tả dáng vóc, thân hình, tư thế và tác phong làm việc, cách bơi của cậu bé Thắng.
+ Phần kết bài của bài văn: Câu còn lại.
Nội dung chính: Miêu tả thái độ, cảm xúc của bạn bè với cậu bé Thắng.
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra:
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
Trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. |
Dáng người |
Thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. |
|
Nước da |
Nước da rám đỏ khoẻ mạnh |
|
Gương mặt |
Cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra. |
|
Trang phục |
Cởi trần |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ,… |
tấm lưới phủ lên hai đầu gối; cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt; tay thoăn thoắt vá lưới, mắt thỉnh thoảng nhìn lên bờ. |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
Bơi ngụp, lặn xuống nước giỏi như một con cá. |
d. Tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả bằng cách:
+ Sử dụng và lựa chọn các từ ngữ có sức gợi tả: nước da rám đỏ; thân hình rắn chắc, cân đối, nở nang, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi;…
+ Sử dụng hình ảnh so sánh: cậu bé bơi giỏi như một con cá; hai cánh tay gân guốc như hai mái bơi chèo;…
+ Đặt người được tả vào thế được ngưỡng mộ trầm trồ: bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục; địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.
Kể tên 1 – 2 truyện cổ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Nêu những chi tiết em thích.
Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đã làm gì để đuổi giặc?
Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người. (Theo Băng Sơn) |
Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. (Theo Văn Thành Lê) |
|
Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn,...).