Câu hỏi:
90 lượt xemTìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây và xác định các vế trong mỗi câu ghép.
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. (Theo Văn Thành Lê) |
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
– Câu ghép trong đoạn văn dưới là:
+ Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi;
Vế 1 trong câu là: Cỏ gần nước tươi tốt
Vế 2 trong câu là: trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi
+ Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
Vế 1 trong câu là: Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối
Vế 2 trong câu là: chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.
Kể tên 1 – 2 truyện cổ mà em đã đọc hoặc đã nghe. Nêu những chi tiết em thích.
Khi giặc kéo đến, em bé người đá và dân làng đã làm gì để đuổi giặc?
Theo em, lời hát của em bé người đá thể hiện ước nguyện gì của con người?
Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn dưới đây. Từ nào có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó?
(1) Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. (2) Đến nay, con người đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi, nhưng những cánh buồm vẫn sống mãi cùng sông nước và con người. (Theo Băng Sơn) |
Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá.
Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn,...).