Câu hỏi:
56 lượt xem* Đọc văn bản
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
(Trần Đăng Khoa)
* Trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên là: vị phù sa của sông Kinh Thầy, hương sen thơm trong hồ nước, lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay…
Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.
Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc. |
B. Người nông dân luôn kề vai sát cánh cùng các |
C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương |
Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:
và, rồi, còn, nhưng |
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng cún con cũng vậy.
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.