Câu hỏi:
26 lượt xemTìm các vế của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy)
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Vế đầu tiên: Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng,
Vế thứ hai: hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
b. Vế đầu tiên: Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên
Vế thứ hai: những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
c. Vế đầu tiên: Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột
Vế thứ hai: tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép
Vế thứ ba: tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
Nhận xét: So với bài tập 1, cách nối các vế câu dùng kết từ; còn ở bài tập này, các vế câu ghép nối với nhau thông qua các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.
Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc. |
B. Người nông dân luôn kề vai sát cánh cùng các |
C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương |
Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép sau:
và, rồi, còn, nhưng |
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông.
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng cún con cũng vậy.
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương.
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố em cùng mẹ ra vườn tưới cây.
Trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình.