Câu hỏi:

298 lượt xem
Tự luận

Đọc văn bản Ve và kiến và thực hiện các yêu cầu phía dưới:

Ve và kiến

Ve sầu kêu ve ve

Suốt mùa hè

Đến kì gió bấc thổi

Nguồn cơn thật bối rối

Một miếng cũng chẳng còn

Ruồi bọ không một con

Vác miệng chịu khúm núm

Sang chị kiến hàng xóm

Xin cùng chị cho vay

Dăm ba hạt qua ngày

Từ nay sang tháng hạ

Em lại xin đem trả

Trước thu, thề đất trời!

Xin đủ cả vốn lờ

Tính kiến ghét vay cậy

Thói ấy chẳng hề chi

Nắng ráo chú làm gì

Kiến hỏi ve như vậy

Ve rằng: Luôn đêm ngà

Tôi hát, thiệt gì bác!

Kiến rằng: Xưa chú hát

Nay thử múa coi đây.

(La Phông-ten, Nguyễn Văn Vĩnh dịch)

a. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Dựa vào những dấu hiệu nào trong văn bản để em xác định như vậy?

b. Tóm tắt văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn.

c. Nêu nhận xét của em về hai nhân vật ve và kiến.

d. Xác định chủ đề hoặc thông điệp của văn bản.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a. Văn bản trên thuộc thể loại thơ tự do ngụ ngôn. Những dấu hiệu:

+ Không giới hạn chữ trên một dòng thơ

+ Nhân vật được gọi tên bằng danh từ chung: ve, ruồi bọ…

+ Gieo vần linh hoạt 2 câu một

+ Có yếu tố châm biếm

b. Tóm tắt:

Ve sầu vì mải hát cả mùa hè mà không đi kiếm thưucs ăn. Đến mùa đông, chú đến tìm kiến xin thức ăn. Nghe ve nói lí do không đi kiếm ăn, kiến liền bào để kiến múa cho ve sầu xem.

c. Nhận xét:

- Ve là một kẻ lười biếng, không biết việc nên làm trước sau.

- Kiến chăm chỉ, khéo léo và rất thông minh.

d.

- Chủ đề: bài học về sự nhìn xa trông rộng.

- Thông điệp: Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7:
Tự luận

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau…(3) Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Nhưng nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào cũng có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2) , (4) .

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên .

d. Chủ đề xuyên suốt của đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?


6 tháng trước 33 lượt xem