Câu hỏi:

45 lượt xem
Tự luận

Trình bày ngắn gọn đặc điểm các thể loại đã được học ở học kì I bằng cách hoàn thành bảng sau: 

Soạn văn lớp 7 Ôn tập cuối học kì 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

 

Thể loại

 

Đặc điểm

 

Thơ bốn chữ

 

là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2

 

Thơ năm chữ

 

là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3

 

Truyện ngụ ngôn

 

- Khái niệm: là những truyện kể ngắn gọn, hàm xúc, bằng văn xuôi hoặc văn vần.

 

Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay cách thức ứng sử trong cuộc sống.

 

Nhân vật trong truyện ngụ ngôn: sự vật, cây cối và con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được kể bằng các danh từ giúp người đọc, người nghe có thể rút ra được bài học sâu sắc từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật trong truyện.

 

Tùy bút

 

 

Là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có cách thể hiện đa dạng, mang tính chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống.

 

Tản văn

 

Là một thể trong ki, dùng để ghi chép, miêu tả hình ảnh, sự việc mà người quan sát, chứng kiến, đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả.

 

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

 

Là một dạng văn bản mà nười viết sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng nhằm chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm mà tác gải gửi gắm vào tác phẩm.

 

 

Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

 

Là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay h

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 7:
Tự luận

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau…(3) Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Nhưng nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào cũng có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2) , (4) .

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên .

d. Chủ đề xuyên suốt của đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?


6 tháng trước 33 lượt xem