Câu hỏi:
19 lượt xemDựa vào dàn ý trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
* Đoạn văn tả một người thân trong gia đình em:
Năm nay, mẹ em đã đến tuổi 35 rồi. Vậy mà trông mẻ em vẫn trẻ lắm! Bố em vẫn thường khen: Bố là già nhất nhà này rồi. Mẹ cao dong dỏng, hơi gầy nhưng nước da mẹ thì trắng hồng. Trên mặt mẹ lộ rõ nhất những nếp nhăn của tháng năm. Thi thoảng, trên má mẹ xuất hiện một vài chấm tàn nhang. Có lẽ mẹ đã phải lo toan rất nhiều cho cả gia đình mỗi ngày mà không tránh khỏi nghĩ suy, nhăn nhúm một chút. Nhưng cũng vì thiên chức cao cả của người phụ nữ mà ở mẹ luôn có một năng lượng dồi dào lan toả tới mọi người, khuôn mặt mẹ phúc hậu và tròn làm sao. Có thể coi mẹ em là người có tướng đẹp vì người ta nói gò má đầy đặn, hay cười là người có phúc. Mẹ hợp cắt tóc ngang vai lắm, tóc xoăn nhẹ thêm một chút, tôn lên gương mặt của mẹ hơn so với những lần mẹ để tóc dài. Đôi mắt mẹ đen và lấp lánh tràn đầy hi vọng. Bố, con và em có lẽ là niềm vui khôn tả của mẹ, luôn hiện lên trong mắt mẹ chăng.
* Đoạn văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp:
Cô Phương là một nữ bác sĩ có ngoại hình thanh tú nhất mà em từng thấy. Trông cô trạc tuổi mẹ em mà lại không quá gầy, không quá béo, dáng người rất cân đối. Gương mặt cô hình trái xoan, mũi cao, đôi mắt to và môi đỏ, hay cười. Có lẽ cô sinh ra như để gán lấy vị trí làm bác sĩ cho cuộc sống vậy! Nước da cô hồng hào, mái tóc dài suôn mượt được búi gọn trong một chiếc kẹp tóc nhỏ màu xanh. Hàng ngày, cô thường mặc một chiếc áo dài màu trắng dành riêng cho bác sĩ, trông rất lịch sự và sang trọng. Trên cổ, cô đeo một chiếc ống nghe, như sẵn sàng thăm khám cho mọi người bệnh mà cô gặp. Lúc tiếp đón bệnh nhân, cô còn cẩn thận lấy chiếc khẩu trang y tế từ túi áo ra, che kín mặt, để lộ đôi mắt biết cười của mình.
Bạn thân của Xu-di là ai? Vì sao Xu-di lại giận người bạn thân của mình?
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Ông nội của Nhụ đã tám mươi tuổi, nhưng vóc người vẫn gọn và chắc, dáng đi dứt khoát như một ngọn sóng. Ông có nước da nâu sẫm, ghi dấu ấn của cả một đời chèo thuyền trên mặt biển. Mỗi khi kết thúc một câu nói, ông thường dùng tiếng “hầy”. Đó là tiếng hô chèo thuyền của người dân chài xưa lúc trời sắp có dông. Ông thường ra hiệu bằng mắt và bằng tay. Ở trên biển thì đó là một điều rất bình thường. Nhưng ở nhà, ông cũng “nói” theo cách đó. Dần dần, con cháu cũng quen. (Theo Trần Nhuận Minh) |
|
b. Mẹ dẫn tôi về thăm ngoại. Nghe tiếng tôi từ ngoài ngõ, ngoại lập cập chạy ra cửa, dang hai tay đón tôi ngả vào. Ngoại mừng vui đến nỗi không ngăn được những giọt nước mắt rơi trên đôi má nhăn nheo. Ngoại ôm chặt tôi vào lòng, rồi ngoại dẫn tôi ra sau vườn, cho tôi tự tay hái những trái bưởi, trái xoài vàng ươm trên những cành chỉ la đà ngang mắt tôi. Tôi biết là ngoại để dành những trái cây sà thấp xuống như thế cho tôi về hái. (Theo Lê Văn Trường) |
c. Chị Hà là một thành viên trong đoàn thanh niên của huyện đến giúp xã tôi chống úng ở cánh đồng chuẩn bị cấy giống lúa mới. Trông chị thật xinh tươi: nước da trắng, môi hồng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược. Trên má chị có vài nốt tàn nhang. Mỗi khi chị cười, nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi, cũng có thể là vì hào hứng với chuyến đi giúp bà con xã tôi nên chị vui như thế. (Theo Bùi Hiển) |
– Người được tả trong mỗi đoạn văn là ai?
– Những từ ngữ nào làm nổi bật đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của người đó?
– Trong mỗi đoạn văn, chi tiết nào gây ấn tượng với em?