Câu hỏi:
20 lượt xemTìm vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà .
b. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng .
c. Nhờ bố kể những câu chuyện cổ tích mà .
Lời giải
Hướng dẫn giải:
a. Vào dịp lễ Mừng xuân, chẳng những trẻ em được vui đùa thoả thích mà còn được tự tay hái những bông hoa tặng người thân.
b. Mặc dù thiên nhiên khắc nghiệt nhưng con người vẫn cố gắng bám trụ lại nơi đây.
c. Nhờ bố kể những câu chuyện cổ tích mà em biết được nhiều điều thú vị ngày xưa.
Bạn thân của Xu-di là ai? Vì sao Xu-di lại giận người bạn thân của mình?
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Ông nội của Nhụ đã tám mươi tuổi, nhưng vóc người vẫn gọn và chắc, dáng đi dứt khoát như một ngọn sóng. Ông có nước da nâu sẫm, ghi dấu ấn của cả một đời chèo thuyền trên mặt biển. Mỗi khi kết thúc một câu nói, ông thường dùng tiếng “hầy”. Đó là tiếng hô chèo thuyền của người dân chài xưa lúc trời sắp có dông. Ông thường ra hiệu bằng mắt và bằng tay. Ở trên biển thì đó là một điều rất bình thường. Nhưng ở nhà, ông cũng “nói” theo cách đó. Dần dần, con cháu cũng quen. (Theo Trần Nhuận Minh) |
|
b. Mẹ dẫn tôi về thăm ngoại. Nghe tiếng tôi từ ngoài ngõ, ngoại lập cập chạy ra cửa, dang hai tay đón tôi ngả vào. Ngoại mừng vui đến nỗi không ngăn được những giọt nước mắt rơi trên đôi má nhăn nheo. Ngoại ôm chặt tôi vào lòng, rồi ngoại dẫn tôi ra sau vườn, cho tôi tự tay hái những trái bưởi, trái xoài vàng ươm trên những cành chỉ la đà ngang mắt tôi. Tôi biết là ngoại để dành những trái cây sà thấp xuống như thế cho tôi về hái. (Theo Lê Văn Trường) |
c. Chị Hà là một thành viên trong đoàn thanh niên của huyện đến giúp xã tôi chống úng ở cánh đồng chuẩn bị cấy giống lúa mới. Trông chị thật xinh tươi: nước da trắng, môi hồng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược. Trên má chị có vài nốt tàn nhang. Mỗi khi chị cười, nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi, cũng có thể là vì hào hứng với chuyến đi giúp bà con xã tôi nên chị vui như thế. (Theo Bùi Hiển) |
– Người được tả trong mỗi đoạn văn là ai?
– Những từ ngữ nào làm nổi bật đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của người đó?
– Trong mỗi đoạn văn, chi tiết nào gây ấn tượng với em?