Câu hỏi:

21 lượt xem
Tự luận

Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mẫu:

 

Tiếng đế

 

Lời đáp của Thị Mầu

 

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mẫu ơi!

 

- Có ai như mày không?

 

- Dơ lắm! Mầu ơi!

 

- Sao lẳng lơ thế, cô Mẫu ơi!

 

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

 

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

 

- Kệ tao.

 

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thời!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, em đồng ý với cách đánh giá trên của tác giả dân gian. Bởi theo lễ nghi của phong kiến, trong quan hệ tình cảm thường rất trọng lễ nghi và phong tục, đặc biệt là ở lời nói. Nhưng ở đây Thị Mầu đều vượt qua tất cả, nàng không ngại mà khen chú Tiểu, không ngại mà nói thích, không hề kiêng dè, để ý đến lời nói ngoài kia. Qua những lời đế, ta phần nào hiểu được sự khắc nghiệt của những hủ tục xưa kia trong quan hệ tình cảm cảm của con người và đồng thời ta cũng thấy rõ được sự táo bạo, đầy bản lĩnh và có chút lẳng lơ của Thị Mầu.​

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ