Câu hỏi:
30 lượt xem- Tóm tắt vở chèo:
Thiện Sĩ, con của Sùng Ông. Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kinh thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu có thai với nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, Thị đổ cho Tiểu Kính. Kính Tâm bị đuổi ra tam quan. Thị Mầu đem con bỏ cho Kinh Tâm. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giai oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát. Đoạn trích dưới đây kế việc Thị Mầu lên chùa về vãn tiểu Kinh Tâm.
- Đọc trước văn bản Thị Mầu lên chùa.
- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh trên gợi cho em ấn tượng như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa gợi cho em cảm nhận về một người phụ nữ có phần lẳng lơ, phóng khoáng, có vài phần tư sắc và mang theo màu sắc truyền thống.
Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mẫu:
Tiếng đế |
Lời đáp của Thị Mầu |
- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mẫu ơi!
- Có ai như mày không?
- Dơ lắm! Mầu ơi!
- Sao lẳng lơ thế, cô Mẫu ơi! |
- Đẹp thì người ta khen chứ sao!
- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.
- Kệ tao.
- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thời! |
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?