Câu hỏi:
19 lượt xemThị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!' lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Những hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu với chú tiểu là: Thị khen chú tiểu xinh đẹp động lòng người, hết lòng khen ngợi, xông ra nắm lấy tay Tiểu Kính. Hay so sánh mình với gái rở tìm của chua và Tiểu Kính là táo rụng sân đình. Mỗi lời ca, câu hát đều thể hiện rõ sự ngưỡng mộ, cảm mến đầy táo bạo, mãnh liệt của Thị Mầu dành cho Tiểu Kính cho dù Tiểu Kính có khước từ lại.
- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!' lặp lại nhiều lần tạo cảm giác đây như tiếng gọi của sự yêu thương, cảm mến sâu sắc của Thị Mầu dành cho Tiểu Kính.
- Em ấn tượng với lời tỏ tình “Một cành tre, năm cành tre/ Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng”. Đó là một lời tỏ tình đầy táo bạo, thể hiện sự nhất quyết vượt qua lễ nghi phong kiến thông thường. Bởi thường thì gái lớn gả chồng là phải có sự đồng ý của cha mẹ và lời của bà mai mối. Nhưng ở đây, Thị Mầu nói “chớ nghe họ hàng” thể hiện một sự dứt khoát muốn vượt qua lễ nghi này, tự quyết định tương lai của chính mình.
Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mẫu:
Tiếng đế |
Lời đáp của Thị Mầu |
- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mẫu ơi!
- Có ai như mày không?
- Dơ lắm! Mầu ơi!
- Sao lẳng lơ thế, cô Mẫu ơi! |
- Đẹp thì người ta khen chứ sao!
- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.
- Kệ tao.
- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thời! |
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?