Câu hỏi:

37 lượt xem
Tự luận

Câu hỏi 1 (trang 64 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều):  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a. Đồng tình. Vì chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết và phục vụ nhu cầu của bản thân mình tránh việc mua đồ bừa bãi dẫn đến tiêu sài hoang phí

b. Không đồng tình. Vì các bạn nhỏ cũng sẽ được ba mẹ cho tiền tiêu vặt từ 5-10k với số tiền đó nếu các bạn chỉ tiêu một nửa đê dành một nửa thì sau một khoảng thời gian bạn cũng sẽ tiết kiệm được cho mình một số tiền lớn hơn

c. Đồng tình. Hàng ngày chúng ta vẫn thường có những món đồ đã cũ và hầu như mọi người thường bỏ chúng đi, nhưng hãy tái sử dụng chúng vào những việc chó ích, ví vụ một chiếc hộp đựng bút cũ bạn có thể sử dụng nó để trồng một cây cảnh nhỏ thay cho việc phải mua lại một chiếc chậu cây mới

d. Đồng tình. Mỗi bạn nên có cho mình một kế hoạch chi tiêu cho hợp lí, danh sách những thứ thật sự cần mua và không cần mua để có thể tránh tình trạng bị tiêu sài hoang phí

e. Em không đồng tình. Vì chúng ta còn nhỏ nên chia sẻ và khuyên bảo nhau cách tiết kiệm và chi tiêu sao cho hợp lí

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 59 SGK Đạo đức 5 Cánh diều):  Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÍ CHI TIÊU KA-KÊ-BÔ

Phương pháp quản lí chi tiêu Ka-kê-bô (Kakeibo) được nhà báo người Nhật

Ha-ni Mô-tô-kôn (Hani Motokon) sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Ka-kê-bô nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp mọi người biết cách chi tiêu hợp lí trong cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình.

Phương pháp quản lí chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. Để sử dụng phương pháp Ka-kê-bộ vào trong quản lí chi tiêu, bạn cần trả lời được bốn câu hỏi:

– Bạn có bao nhiêu tiền?

– Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?

– Bạn sẽ làm gì để cải thiện?

Đây chính là những câu hỏi nhằm kê khai việc sử dụng tiền của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao, để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Ka-kê-bộ nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất.

Cách thức thực hiện phương pháp Ka-kê-bộ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác bốn câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lí càng dễ dàng.

(Theo Mitsuki Okazaki, Phương pháp quản lí chi tiêu đơn giản và hiệu quả, NXB Công Thương)

Câu hỏi:

a. Em có nhận xét gì về cách quản lí chi tiêu theo phương pháp Ka-kê-bộ?

b. Em sẽ khuyên bạn bè như thế nào để sử dụng tiền hợp lí?


6 tháng trước 33 lượt xem