Câu hỏi:
38 lượt xemBài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. Hai doanh nghiệp H và P chuyên sản xuất và phân phối sữa hộp uống liền. Gần đây, doanh nghiệp P đã cho nhân viên đăng bài viết trong các nhóm kín trên mạng xã hội có nội dung không đúng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp H.
– Hành vi của doanh nghiệp P sẽ gây ảnh hưởng như thế nào trên thị trường?
- Theo em, doanh nghiệp H cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trường hợp 2. Gia đình T kinh doanh cửa hàng chè từ lâu đời, không có chi nhánh, được nhiều người biết đến với tên “Chè sầu riêng. Thấy của hàng nhà T ngày càng đông khách, hộ kinh doanh A mở cửa hàng chè lấy tên là Chè sầu riêng không chi nhánh' khiến nhiều thực khách nhằm lẫn.
- Em có đồng tình với hành động của hộ kinh doanh A không? Vì sao?
- Nếu là người thân của chủ hộ kinh doanh A, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Trường hợp 1
- Bài viết không đúng về chất lượng sản phẩm có thể gây mất uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp H trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu thông tin không đúng được lan truyền rộng rãi, mọi người sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của họ và doanh số bán hàng sẽ giảm đáng kể.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp H nên:
+ Phản bác các thông tin sai lệch và làm rõ về chất lượng sản phẩm của họ thông qua các phương tiện truyền thông hoặc trang web của họ.
+ Nếu hành vi của doanh nghiệp P vi phạm quyền lợi của doanh nghiệp H và gây tổn hại đáng kể, doanh nghiệp H có thể tìm kiếm hỗ trợ từ luật sư và khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của họ.
Trường hợp 2
- Tên cửa hàng 'Chè sầu riêng không chi nhánh' có thể làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với cửa hàng 'Chè sầu riêng' của gia đình T, đặc biệt nếu cả hai cửa hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Điều này có thể gây hiểu lầm cho khách hàng và làm giảm lợi nhuận của gia đình T.
- Hành động này là lợi dụng danh tiếng và thương hiệu đã được xây dựng lên bởi gia đình T. Điều này không chỉ là không công bằng mà còn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu của họ.
- Nếu là người thân của chủ hộ kinh doanh A, em sẽ:
+ Khuyến khích hộ kinh doanh A tìm cách sáng tạo và phát triển một thương hiệu riêng cho cửa hàng của họ thay vì sao chép tên và danh tiếng của người khác. Điều này sẽ giúp họ xây dựng một danh tiếng riêng và tránh gây hiểu lầm cho khách hàng.
+ Nhắc nhở họ về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu của người khác.
+ Khuyến khích họ xây dựng danh tiếng và uy tín của cửa hàng của mình thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, không dựa vào việc sao chép tên của người khác.
Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm cạnh tranh?
a. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu về uy tín cho mình |
|
b. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người sản xuất nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
c. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người tiêu dùng nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
d. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong nền kinh tế thị trường, “cạnh tranh” dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
a. Cạnh tranh kinh tế. |
|
b. Cạnh tranh nguồn hàng. |
|
c. Cạnh tranh lưu thông. |
|
d. Cạnh tranh sản xuất. |
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do
a. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất khác nhau. |
|
b. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất giống nhau. |
|
c, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có lợi ích khác nhau. |
|
d. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. |
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
c. nâng cao năng lực cạnh tranh. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân. |
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người sản xuất, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực |
|
c thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân |
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò
a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. |
|
c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh nhằm
a. giành các hợp đồng kinh tế. |
|
b. giành nguồn nguyên liệu, hàng hoá. |
|
c. giành lợi nhuận kinh tế. |
|
d. giành uy tín cho doanh nghiệp. |
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh?
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh. |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Không làm trái quy định pháp luật trong kinh doanh. |
|
d. Chi dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cạnh tranh lành mạnh?
a. Cạnh tranh lành mạnh mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng |
|
b. Cạnh tranh lành mạnh khiến người sản xuất phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. |
|
c. Cạnh tranh lành mạnh sẽ đào thải các doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh. |
|
d. Cạnh tranh lành mạnh chỉ hướng đến lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế. |
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Ganh đua một cách hợp pháp. |
|
d. Chỉ dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |