Câu hỏi:
37 lượt xemVận dụng SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.
Em hãy tìm hiểu và kể tên các quốc gia đang cạnh tranh xuất khẩu cà phê với Việt Nam. Từ đó, cho biết vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Các quốc gia đang cạnh tranh xuất khẩu cà phê với Việt Nam: Brazil, Colombia, Ethiopia, Honduras,…
- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất quan trọng. Việt Nam cần duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thế giới. Cạnh tranh thúc đẩy sự nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, và tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm cạnh tranh?
a. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu về uy tín cho mình |
|
b. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người sản xuất nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
c. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người tiêu dùng nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
|
d. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. |
Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong nền kinh tế thị trường, “cạnh tranh” dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
a. Cạnh tranh kinh tế. |
|
b. Cạnh tranh nguồn hàng. |
|
c. Cạnh tranh lưu thông. |
|
d. Cạnh tranh sản xuất. |
Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do
a. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất khác nhau. |
|
b. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất giống nhau. |
|
c, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có lợi ích khác nhau. |
|
d. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau. |
Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
c. nâng cao năng lực cạnh tranh. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân. |
Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người sản xuất, cạnh tranh có vai trò
a. tạo động lực cho sản xuất. |
|
b. khai thác tối đa mọi nguồn lực |
|
c thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia. |
|
d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân |
Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò
a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. |
|
c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
|
d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực. |
Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh nhằm
a. giành các hợp đồng kinh tế. |
|
b. giành nguồn nguyên liệu, hàng hoá. |
|
c. giành lợi nhuận kinh tế. |
|
d. giành uy tín cho doanh nghiệp. |
Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh?
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh. |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Không làm trái quy định pháp luật trong kinh doanh. |
|
d. Chi dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |
Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cạnh tranh lành mạnh?
a. Cạnh tranh lành mạnh mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng |
|
b. Cạnh tranh lành mạnh khiến người sản xuất phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu tiêu dùng. |
|
c. Cạnh tranh lành mạnh sẽ đào thải các doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh. |
|
d. Cạnh tranh lành mạnh chỉ hướng đến lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế. |
Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh
a. Xâm phạm bí mật kinh doanh |
|
b. Gièm pha doanh nghiệp khác. |
|
c. Ganh đua một cách hợp pháp. |
|
d. Chỉ dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn. |