Câu hỏi:
86 lượt xemCâu 4: Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” trong đó có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Đoạn văn mẫu tham khảo
Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, em cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ già của dân tộc. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa chân thật qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác không quản ngại khó khăn, đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà người lính đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm, sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người, bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy lòng ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Có lúc Bác lại giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không gian cổ tích: dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu. Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Người trước chặng đường hành quân khó khăn trước mắt. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi, ấm áp nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương chân thành mà bao la rộng lớn.
Câu 12: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kể lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiển, đảm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nàø?))
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lượm” là?
Câu 5: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8 bài “Lượm”.
Câu 6:Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 bài “Lượm”.
Trang phục |
|
Hình dáng |
|
Cử chỉ, hành động |
|
Lời nói |
|
Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chỉ tiết nào nhất? Vì sao?
Câu 7: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.
Thành ngữ |
Nghĩa |
1) Buôn thúng bán mẹt |
a) giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn |
2) Chân lấm tay bùn |
b) làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng |
3) Gạo chợ nước sông |
c) buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ |
4) Một nắng hai sương |
d) cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc |
5) Nhường cơm sẻ áo |
e) sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng |
Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.
Câu 1: Mục đích khi chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề là gì?
Câu 3: Để trình bày ý kiến về một vấn đề em cần thực hành những thao tác gì?
Câu 1. Nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
Câu 2. Tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?
Câu 4. Xác định đoạn thơ trong bài “Sao không về vàng ơi” thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?
Câu 9. Tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai bài “Sao không về Vàng ơi?”
Câu 10. Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 - 4 dòng ngắn gọn.