Câu hỏi:
64 lượt xemCâu 4: Sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng hay không? Hãy trình bày ý kiến của mình?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Bài nói tham khảo
Xin chào cô giáo và các bạn hôm nay em rất vui khi được đứng ở đây trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình về vấn đề “Ngoại hình của con người có quan trọng không” sau khi đọc bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” của U-xa-chốp.
Người xưa vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của phụ nữ chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật, mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Chính vì thế ngoại hình của con người lúc này đây không được đánh giá cao
Nhưng trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Vẻ đẹp nhan sắc bên ngoài luôn là bước đi đầu tiên sau đó mới là thời gian để chứng minh vẻ đẹp tâm hồn bên trong. Bởi ngay từ khi tiếp xúc, điều ta nhìn thấy trước hết là vẻ đẹp bên ngoài của con người đó. Nó là yếu tố quan trọng để đánh giá hay cảm nhận về người đó lần gặp gỡ đầu tiên. Ngay như trong các cuộc thi hoa hậu, vòng đầu tiên vẫn luôn là vòng thi nhan sắc. Vẻ đẹp nhan sắc luôn là vẻ đẹp được đánh giá đầu tiên. Không phủ nhận rằng nét đẹp bên trong vẫn được đánh giá cao hơn nét đẹp bên ngoài nhưng trên thực tế vẻ đẹp bên ngoài mới là cái trực quan nhất, mới là cái khiến người khác chú ý đầu tiên còn nét đẹp bên trong thì phải tiếp xúc một thời gian mới xác định được. Nhưng vẻ đẹp nhan sắc thôi thì chưa đủ để nói lên giá trị của con người, hơn nữa vẻ đẹp này rất phù du, không tồn tại lâu dài. Và sự đánh giá vẻ đẹp nhan sắc cũng không thống nhất, không tuyệt đối, những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người.
Chính vì đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con người, chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức. Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy, con người ấy, trong đó nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá, ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức, tài năng trí tuệ của con người.
Bài thơ gấu con chân vòng kiềng một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Mong cô và các bạn hãy cho ý kiến về bài nói để em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Câu 12: Đoạn trích sau là toàn bộ câu chuyện mà Minh Huệ được nghe kể lại về Bác. Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Một đêm, Bác Hồ ghé vào một lán bộ đội giữa rừng. Một đội viên tỉnh giấc thấy có một cụ già Nùng đang tiếp củi vào bếp lửa giữa lán. Bóng ông cụ và ánh lửa như đang toả sáng, xua đi bóng tối và cái lạnh lẽo của núi rừng. Anh trùm kín thêm áo trấn thủ lên đầu định ngủ tiếp nhưng linh tính mách bảo anh một điều gì đó. Anh ló đầu ra, căng mắt quan sát và nhận ra Bác Hồ. Anh vùng dậy sung sướng định reo lên nhưng không hiểu sao, anh chỉ lại run run khẽ thốt:
- Bác ơi, sao Bác chưa ngủ ạ? Thưa Bác, mời Bác đi ngủ...
Bác cười hiển, đảm ấm:
- Được, cháu cứ ngủ ngon, Bác sẽ đi ngủ.
Vâng lời Bác, anh đội viên trở về sạp. Nhưng làm sao có thể ngủ được khi được gặp Bác Hồ và Bác Hồ còn thức. Thế là anh lại vùng dậy, nài nỉ mời Bác đi ngủ kẻo trời sắp sáng. Bác lại âu yếm bảo: “Cháu cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc. Cháu ngủ ngon là Bác khoẻ. Bác không buồn ngủ vì trời lạnh còn nhiều bộ đội và dân công ngủ ngoài rừng.”.
(Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nàø?))
Chỉ ra sự giống nhau, khác nhau trong câu chuyện giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lượm” là?
Câu 5: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8 bài “Lượm”.
Câu 6:Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 bài “Lượm”.
Trang phục |
|
Hình dáng |
|
Cử chỉ, hành động |
|
Lời nói |
|
Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chỉ tiết nào nhất? Vì sao?
Câu 7: Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ ở các thành ngữ này.
Thành ngữ |
Nghĩa |
1) Buôn thúng bán mẹt |
a) giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn |
2) Chân lấm tay bùn |
b) làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng |
3) Gạo chợ nước sông |
c) buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ |
4) Một nắng hai sương |
d) cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc |
5) Nhường cơm sẻ áo |
e) sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng |
Câu 4: Bài thơ được chia làm mấy phần? Kể tên nội dung chính của từng phần.
Câu 1: Mục đích khi chúng ta trình bày ý kiến về một vấn đề là gì?
Câu 3: Để trình bày ý kiến về một vấn đề em cần thực hành những thao tác gì?
Câu 1. Nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
Câu 2. Tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?
Câu 4. Xác định đoạn thơ trong bài “Sao không về vàng ơi” thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?
Câu 9. Tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai bài “Sao không về Vàng ơi?”
Câu 10. Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 - 4 dòng ngắn gọn.