Câu hỏi:
46 lượt xemGhép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ ra tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.
A |
B |
(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế.' |
a. Tấn công, luận tội - Xuống nước, đầu hàng |
(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu toà tuyên án đi cho.” đến “Nào, anh, chuẩn bị đi.” |
b. Thuyết phục – Phản đối |
(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.' đến hết. |
c. Chấp thuận – Tán thưởng |
d. Thăm dò - Lảng tránh |
Lời giải
Hướng dẫn giải:
- Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B :
(1) - b
(2) - c
(3) - a
- Tác dụng của cách tổ chức các lời thoại : Qua việc tổ chức lời thoại theo cấu trúc như trên thể hiện trí thông minh và sự mưu trí của nhân vật Pooc-xi-a. Ban đầu cô vẫn ra sức thuyết phục mong cho tên đểu cáng Sai-lốc sẽ thay đổi ý kiến và khoan nhượng, nhưng không, hắn ta từ chối. Biết không thể thuyết phục được nữa, cô chưa vội tấn công mà cho hắn thứ hắn muốn nhằm buông lỏng cảnh giác và lừa hắn vào bẫy về sau. Lúc thời cơ chín muồi cô mới tung đòn tấn công và khiến hắn sập bẫy. Cuối cùng hắn ta không chỉ lấy được lạng thịt nào mà còn mất thêm tài sản của mình. Đó chính là trí thông minh của Pooc-xi-a.
Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào ?
Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai-lốc ở phần trước?