Câu hỏi:

85 lượt xem
Tự luận

Ôn tập học kì II

Câu 1: Lập danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc loại văn bản, chọn một văn bản mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.

b. Trình bày điều em tâm đắc với văn bản đã chọn qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.
 

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

 

Trả lời câu hỏi vào bảng:

Kiểu văn bản/Ví dụ một văn bản được học trong Ngữ văn 6 tập 2

Đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản, thể loại qua văn bản ví dụ

Điều em tâm đắc với một đoạn văn bản

Truyền thuyết (Thánh Gióng)

Thánh Gióng là thiên anh hùng ca thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại. Để thắng giặc ngoại xâm cần có tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, lớn mạnh vượt bậc, chiến đấu, hy sinh...Truyên xây dựng yếu tố kỳ ảo: Thánh Gióng sinh ra khác thường, lớn nhanh như thổi, giặc đến biến thành tráng sĩ cao lớn, ngựa sắt phun được lửa, nhổ tre ven đường đánh giặc, Gióng bay lên trời,...

Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.

Cổ tích (Cây khế)

Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh (nhân vật người em). Câu chuyện sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần để nói lên niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

Sinh ra trong một gia đình không quá nghèo khó, những vợ chồng người em trong câu chuyện chỉ được anh trai mình chia cho một mảnh đất nhỏ đủ để dựng một căn nhà lá với cây khế ở trước nhà. Cây khế đó cũng là tài sản duy nhất mà hai vợ chồng người em có được. Tình huống truyện đã lột tả được bản tính tham lam, keo kiệt và thiếu tình thương của vợ chồng người anh trai với em ruột của mình. Lấy hết toàn bộ gia tài cha mẹ để lại, chia cho em mảnh đất nhỏ với cây khế làm vốn sinh nhai, thử hỏi có người anh nào lại cạn tình đến như vậy? Vợ chồng người em hiền lành chất phác, tuy chỉ được chia cho mảnh đất đủ dựng ngôi nhà nhỏ nhưng vẫn không oán than nửa lời, ngược lại họ chăm chỉ đi làm thuê cấy mướn kiếm sống và chăm sóc cho cây khế – tài sản duy nhất mà họ có. Đức tính hiền lành, chăm chỉ chịu thương chịu khó này của hai vợ chồng quả thật đáng quý và đáng học hỏi.

Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!)

Văn bản bàn về vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập ttrong cái chung của tập thể. Để có sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,...)

Câu nói 'Xem người ta kìa' ở cuối bài văn chính là một lời khích lệ, động viên chính bản thân mình. Người khác đã hay, đã thú vị theo cách của họ, vậy tại sao mình không đặc biệt theo cách của chính mình.

Văn bản thông tin (Trái đất - cái nôi của sự sống)

Văn bản có sapo dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh. Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả

Đoạn văn cuối của văn bản đặt ra câu hỏi Tình trạng Trái đất hiện ra sao? Trái đất đang từng ngày từng giờ bị tổn thương nghiêm trọng. Đó là kết quả của sự tàn phá do con người làm nên. Trái đất có thể chịu đựng được đến bao giờ chính là vấn đề cấp thiết được đặt ra, cần sự chung tay của toàn nhân loại.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Câu 3: Văn nghị luận văn học dùng để làm gì?


5 tháng trước 69 lượt xem
Câu 5:
Tự luận

Câu 1: Em đã từng thiết kế cho mình một góc để đọc sách chưa? Việc chúng ta đọc sách tại một góc đọc phù hợp đem lại cho chúng ta cảm xúc gì?


5 tháng trước 99 lượt xem
Câu 6:
Tự luận

Câu 2: Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách em mới đọc gần đây nhất.


5 tháng trước 181 lượt xem
Câu 7:
Tự luận

Câu 3: Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.


5 tháng trước 172 lượt xem
Câu 8:
Tự luận

Sách hay cùng đọc

Câu 1: Khi lựa chọn sách, em dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá nó là một cuốn sách hay?


5 tháng trước 86 lượt xem
Câu 9:
Tự luận

Câu 2: Theo em, để lan tỏa tinh thần đọc tới mọi người, chúng ta cần làm gì?


5 tháng trước 94 lượt xem
Câu 10:
Tự luận

Câu 3: Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.


5 tháng trước 146 lượt xem
Câu 11:
Tự luận

Câu 4: Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng pô-xtơ theo gợi ý:

- Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản,…

- Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,…

- Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.


5 tháng trước 381 lượt xem
Câu 14:
Tự luận

Câu 3: Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:

- Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

- Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

- Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

- Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?


5 tháng trước 239 lượt xem
Câu 20:
Tự luận

Câu 7: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?


5 tháng trước 109 lượt xem
Câu 21:
Tự luận

Câu 8: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.


5 tháng trước 92 lượt xem
Câu 23:
Tự luận

Câu 10: Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?


5 tháng trước 205 lượt xem
Câu 24:
Tự luận

Câu 11: Tóm tắt văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”


5 tháng trước 110 lượt xem
Câu 25:
Tự luận

Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”


5 tháng trước 232 lượt xem
Câu 29:
Câu 32:
Tự luận

Câu 4: Làm thế nào để thể hiện kết quả mà bạn thu hoạch được sau khi đọc sách?


5 tháng trước 58 lượt xem
Câu 35:
Tự luận

Câu 4: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.


5 tháng trước 71 lượt xem
Câu 36:
Tự luận

Câu 5: Lập một dàn ý chi tiết để viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.


5 tháng trước 221 lượt xem
Câu 37:
Tự luận

Câu 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc


5 tháng trước 169 lượt xem
Câu 46:
Tự luận

Câu 4: Tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai (theo mẫu). Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào.


5 tháng trước 69 lượt xem