Câu hỏi:
185 lượt xemCâu 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn 'Chiếc lược ngà' của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.
Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ 'vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con', có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.
Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu 'Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, 'Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con'. Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.
Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: 'Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!' đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.
Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.
Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: 'Chỉ có tình cha con là không thể chết được'. Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.
Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
Câu 2: Theo em, để lan tỏa tinh thần đọc tới mọi người, chúng ta cần làm gì?
Câu 3: Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.
Câu 4: Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng pô-xtơ theo gợi ý:
- Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản,…
- Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,…
- Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.
Câu 1: Khi lựa chọn đọc một cuốn sách, em dựa trên các tiêu chí nào?
Câu 2: Em có cuốn sách mà mình yêu thích chưa? Em có cảm xúc gì khi đọc cuốn sách đó?
Câu 3: Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:
- Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
- Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
- Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
- Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?
Câu 2: Nếu được đặt một câu hỏi cho một nhà văn/nhà thơ đó thì em sẽ hỏi gì?
Câu 3: Văn bản “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong văn “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Câu 5: Tác giả của văn bản “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi” là ai?
Câu 7: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
Câu 8: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
Câu 11: Tóm tắt văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”
Câu 4: Làm thế nào để thể hiện kết quả mà bạn thu hoạch được sau khi đọc sách?
Câu 4: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
Ôn tập học kì II
Câu 1: Lập danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc loại văn bản, chọn một văn bản mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.
b. Trình bày điều em tâm đắc với văn bản đã chọn qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.