Câu hỏi:

102 lượt xem
Tự luận

Câu 3: Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

 

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh đầy thương cảm với số phận, cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm, nhà văn không chỉ khơi dậy trong chúng ta sự cảm thương sâu sắc với số phận của cô bé mà còn đề cập tới vấn đề tình người trong cuộc sống.

Trong xã hội kia, đâu phải chỉ riêng có một cô bé bán diêm khốn khổ, bất hạnh mà còn vô số những hoàn cảnh bất hạnh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên nhà văn đã khéo léo xây dựng nên cảnh ngộ của em và kết thúc với bi kịch đầy nghiệt ngã. Cô bé bán diêm, phải đi bộ khắp các con phố để bán những bao diêm, ngày nào cũng như ngày nào, em chẳng những không được đi học, được vui chơi mà còn phải lao động vất vả, do chính người cha vô dụng bắt em phải làm.

Cả một ngày em phải chịu cái rét, cái đói, tới đêm cũng chưa có cái gì vào bụng, em sợ về nhà, em không dám về nhà vì ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào, nếu em về sẽ bị cha đánh. Giữa đêm giao thừa mọi người đều quây quần bên nhau trong những căn nhà ấm cúng, trang hoàng, ăn những bữa tiệc cuối năm bên những người thân yêu nhất. Ấy vậy mà trên vỉa hè nơi xó tường kia, em lại phải chịu đói, chịu rét một mình, cô độc và lạnh lẽo. Chẳng có gì để ăn, chẳng có chỗ để ở, và cũng chẳng được sưởi ấm. Bởi vậy ta mới thấy, tình người trong hoàn cảnh đó mới ái ngại làm sao, mọi người dường như chỉ biết quan tâm và lo lắng cho hạnh phúc của mình mà quên đi những đồng loại, những hoàn cảnh khó khăn đang mong chờ họ ra tay giúp đỡ.

Cô bé bán diêm đã chết, ngay giữa đêm giao thừa hôm đó, thật xót xa và đáng thương khi em đã phải chết một cái chết nghiệt ngã. Từ cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn muốn chúng ta phải thực sự nhìn nhận và thức tỉnh về tình người. Ở đâu đó và ở ngay trong hoàn cảnh của cô bé bán diêm đã không có sự hiện hữu của tình cảm giữa con người với con người, không một ai quan tâm, hay xót thương cho em, từng dòng người cứ đi qua, thờ ơ, lạnh lùng.

Đó chính là phản ánh về chính chúng ta trong xã hội này, còn biết bao em nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích đang rong ruổi kiếm miếng ăn qua ngày, biết bao gia đình hoàn cảnh khốn khổ không đủ cơm ăn, không đủ áo mặc. Chúng ta phải nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với họ, là một thành phần của xã hội, chúng ta cần giúp đỡ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Giống như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Những số phận ấy không may mới phải chịu cảnh bất hạnh, chúng ta may mắn hơn họ, chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ họ để cuộc sống này thêm phần tốt đẹp hơn, đó là điều ý nghĩa nhất mà trong tình cảm giữa con người với con người nên có.

Truyện “Cô bé bán diêm” chính là khơi dậy lòng nhân ái, bao dung và nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình đối với số phận và cuộc đời của những người như cô bé bán diêm.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Câu 3: Văn nghị luận văn học dùng để làm gì?


7 tháng trước 88 lượt xem
Câu 5:
Tự luận

Câu 1: Em đã từng thiết kế cho mình một góc để đọc sách chưa? Việc chúng ta đọc sách tại một góc đọc phù hợp đem lại cho chúng ta cảm xúc gì?


7 tháng trước 118 lượt xem
Câu 6:
Tự luận

Câu 2: Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách em mới đọc gần đây nhất.


7 tháng trước 198 lượt xem
Câu 7:
Tự luận

Câu 3: Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.


7 tháng trước 190 lượt xem
Câu 8:
Tự luận

Sách hay cùng đọc

Câu 1: Khi lựa chọn sách, em dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá nó là một cuốn sách hay?


7 tháng trước 100 lượt xem
Câu 9:
Tự luận

Câu 2: Theo em, để lan tỏa tinh thần đọc tới mọi người, chúng ta cần làm gì?


7 tháng trước 109 lượt xem
Câu 10:
Tự luận

Câu 3: Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất – ngôi nhà chung.


7 tháng trước 167 lượt xem
Câu 11:
Tự luận

Câu 4: Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng pô-xtơ theo gợi ý:

- Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản,…

- Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,…

- Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.


7 tháng trước 404 lượt xem
Câu 14:
Tự luận

Câu 3: Chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:

- Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

- Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

- Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

- Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?


7 tháng trước 258 lượt xem
Câu 20:
Tự luận

Câu 7: Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?


7 tháng trước 122 lượt xem
Câu 21:
Tự luận

Câu 8: Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.


7 tháng trước 106 lượt xem
Câu 23:
Tự luận

Câu 10: Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?


7 tháng trước 222 lượt xem
Câu 24:
Tự luận

Câu 11: Tóm tắt văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”


7 tháng trước 122 lượt xem
Câu 25:
Tự luận

Câu 12: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản: “Nhà thơ Lò Ngân Sủn – người con của núi”


7 tháng trước 255 lượt xem
Câu 29:
Câu 32:
Tự luận

Câu 4: Làm thế nào để thể hiện kết quả mà bạn thu hoạch được sau khi đọc sách?


7 tháng trước 72 lượt xem
Câu 35:
Tự luận

Câu 4: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.


7 tháng trước 85 lượt xem
Câu 36:
Tự luận

Câu 5: Lập một dàn ý chi tiết để viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.


7 tháng trước 236 lượt xem
Câu 37:
Tự luận

Câu 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc


7 tháng trước 185 lượt xem
Câu 43:
Tự luận

Ôn tập học kì II

Câu 1: Lập danh sách các thể loại hoặc loại văn bản đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai. Với mỗi thể loại hoặc loại văn bản, chọn một văn bản mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra đặc điểm cơ bản của thể loại hoặc loại văn bản được thể hiện qua văn bản ấy.

b. Trình bày điều em tâm đắc với văn bản đã chọn qua đoạn viết ngắn hay qua hình thức thuyết trình trước các bạn hoặc người thân.
 


7 tháng trước 102 lượt xem
Câu 46:
Tự luận

Câu 4: Tóm tắt những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai (theo mẫu). Hãy cho biết những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em đọc, viết, nói và nghe như thế nào.


7 tháng trước 82 lượt xem