Câu hỏi:
61 lượt xemLiệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
Lời giải
Hướng dẫn giải:
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
- Biện pháp chơi chữ: biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. - Điệp thanh: là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu(thường là thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. - Điệp vần: là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có vần giống nhau nhằm mục đích làm tắng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản. |
- Ruồi đậu mâm xôi đậu. - Khí trời quanh tôi làm bằng lơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ. (Xuân Diệu, Nhị hồ) Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) |
2 |
Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm,...), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. |
Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. |
3 |
Phương tiện phi ngôn ngữ Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,...) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. |
Ví dụ, sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa trong hình sau đã cung cấp thông tin chi tiết về kiến trúc của thành Cổ Loa một cách trực quan, ngắn gọn; làm nổi bật thông tin quan trọng “thành Cổ Loa là một phòng tuyến bảo vệ kiên cố, không thể đánh từ ngoài vào”; cung cấp thêm thông tin chưa được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ (vị trí của những đình, chùa, đền, xóm làng và cầu trong thành Cổ Loa). Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa
|
4 |
* Lời đối thoại và độc thoại - Lời đối thoại trong văn bản truyện là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau. - Lời độc thoại trong văn bản truyện là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).
* Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu Trong giao tiếp, tuỳ vào tình huống cụ thể, ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người nào đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. |
- Ví dụ đối thoại: Mẹ tôi nói: – Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường. – Vâng. - Ví dụ độc thoại: Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: – Hà nắng gớm, về nào…. (Làng – Kim Lân) - Ví dụ độc thoại nội tâm: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… (Làng – Kim Lân) - Ví dụ về lời dẫn trực tiếp: Người nói: “Tôi rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng này, nó thật tuyệt vời và đầy cảm xúc.” Lời dẫn gián tiếp: Người nói cho biết rằng ông ta rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng và cho rằng nó đầy cảm xúc. |
5 |
Điển tích, điển cố được hiểu là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học. |
“Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” “Bể dâu” là biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. |
Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm?
Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản đã học ở học kì I vào bảng (nếu có):
Các bộ phận của văn học Việt Nam |
Tên văn bản đã học ở học kì 1 |
|
Văn học dân gian |
|
|
Văn học viết |
Văn học chữ Hán |
|
Văn học chữ Nôm |
|
|
Văn học chữ Quốc ngữ |
|
Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):
A (thể loại/ kiểu văn bản) |
B (đặc điểm) |
............... |
a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả |
............... |
b. Là thể lọa văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường. |
............... |
c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. |
............... |
d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản. |
............... |
đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối... |
............... |
e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời. |
Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):
Nội dung so sánh |
Truyện truyền kì |
Truyện thơ Nôm |
Điểm giống nhau |
|
|
Điểm khác nhau |
|
|
Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bài học |
Tên văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Một số nét đặc sắc |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Mùa xuân nho nhỏ |
|
|
|
|
2 |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
|
|
|
|
3 |
Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn. |
|
|
|
|
4 |
Dế chọi |
|
|
|
|
5 |
Tiếng đàn giải oan |
|
|
|
|
Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):
Loại văn bản |
Bài học kinh nghiệm |
Văn bản nghị luận |
|
Văn bản thông tin |
|
Tóm tắt thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì 1 bằng cách hoàn thành vào bảng sau:
Kiểu bài |
Yêu cầu |
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ |
|
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó |
|
Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. |
|
Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì?
Chia sẻ một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.
Làm thế nào để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe?