Câu hỏi:

141 lượt xem
Tự luận

Luyện tập 2 trang 79 Toán 10 Tập 2Gieo một con xúc xắc. Gọi K là biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố”.

a) Biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một hợp số” có là biến cố K¯ không?

b) Biến cố K và K¯ là tập con nào của không gian mẫu?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Lời giải

Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện có thể là một trong các mặt 1; 2; 3; 4; 5; 6 chấm.

Do đó Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}.

a) Biến cố “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một hợp số” không là biến cố K¯, vì nếu K không xảy ra, tức là số chấm không là số nguyên tố, thì số chấm của xúc xắc có thể là số 1 hoặc hợp số. (số 1 không phải là số nguyên tố, không phải là hợp số).

Do đó K¯: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 1 hoặc là một hợp số”.

Vậy biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một hợp số” không là K¯.

b) K là biến cố: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là một số nguyên tố” tức là số chấm phải là {2; 3; 5}. Do đó K = {2; 3; 5}⊂ Ω.

Biến cố K¯: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 1 hoặc là một hợp số”, tức là số chấm phải là {1; 4; 6}. Do đó: K¯={1;4;6}  Ω.

Vậy K = {2; 3; 5} và K¯={1;4;6}.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ