Câu hỏi:

27 lượt xem
Tự luận

Tìm đọc thêm ở nhà :

- 2 câu chuyện hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- 2 câu chuyện hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện :

Bài thơ Lượm (Tố Hữu)

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

 

- “Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà!”

 

Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân:

- “Thôi, chào đồng chí!”

Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

 

Ra thế

Lượm ơi!

 

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

 

Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca-lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng...

 

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

 

1949

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên :

Phân tích bài thơ Lượm (Tố Hữu)

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng. Trong đó, bài thơ Lượm của ông viết về người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi - Lượm đầy hồn nhiên, vui tươi nhưng cũng rất hăng hái, dũng cảm.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa chú bé Lượm với người chiến sĩ ở Hàng Bè vào những ngày tháng thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Chiến tranh xảy ra, Lượm tham gia cách mạng với tư cách là một chiến sĩ liên lạc. Ngoại hình của Lượm hiện lên với dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn. Cùng với đó là cái xắc đeo trên vai để đựng thư, chiếc ca lô đội lệch trên đầu. Sự hồn nhiên, ngây thơ thể hiện qua hành động huýt sáo, chạy nhảy trên cánh đồng:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

Việc sử dụng các từ láy gồm “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” kết hợp với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát của Lượm.

Không chỉ ngoại hình, tác giả còn khắc họa nét tính cách của Lượm. Điều đó được thể hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Cậu đã bày tỏ với người chiến sĩ:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi chào đồng chí

Cháu đi xa dần”

Những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích” và hành động “cười híp mí”, “má đỏ” đã diễn tả được cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được tham gia cách mạng của Lượm.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng Lượm lại hiện lên thật dũng cảm, gan dạ. Cậu sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành. Chiến trường hiện lên thật khốc liệt:

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề Thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo”

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, Lượm đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Cách nói “sợ chi” gợi ra tâm thế chủ động của người chiến sĩ nhỏ, cậu sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm mà không hề run sợ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng”

Trước đó đầy lạc quan vui tươi, nhưng đến những câu thơ cuối viết về sự hy sinh của Lượm lại gợi đầy ám ảnh, đau thương:

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng mẫu tươi

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng. Lượm đã trở về với mảnh đất của quê hương, nhưng sự hy sinh của em không phải là vô nghĩa mà đáng tự hào.

Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Bài thơ Lượm của Tố Hữu là một trong những bài thơ giàu cảm xúc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Chiến công của những du kích nhỏ lớp 4 (trang 70, 71, 72) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Đêm hôm qua, Lượt được chị Gái báo tin bác Nhã cần gặp em. Lượt thao thức mãi vì cái tin đó. Cũng lâu rồi, em chưa được xuống khu du kích. Em ôn lại tất cả những công việc Đội du kích thiếu niên đã làm để có thể báo cáo với bác Nhã được tỉ mỉ.

Trước khi đi, Lượt vòng ra đầu xóm, nơi có một căn nhà ngói đổ vì đạn đại bác của địch. Nhìn quanh, thấy không có ai, em bèn lật một hòn gạch ở góc bức tường đổ, lấy ra một mảnh giấy cuộn tròn. Em nhét mảnh giấy đó vào trong miếng lá chuối cuốn hình loa kèn và giắt vào cạp quần. Sau một vòng đi khắp các hòm thư bí mật lấy thư xong, Lượt đi ra đồng. Em ngồi thụp xuống một bờ mương rồi giở những mảnh giấy ra đọc.

Tổ Bốn: “Chuyến hàng này cất được 50 cái kẹo.'. Đấy là 50 viên đạn.

Tổ Hai: “Cắt được 14 luống dây khoai.”. Đấy là 14 đường dây điện thoại. Lượt nghĩ thầm: “Tổ thằng Hoan khá lắm!”.

Tổ Ba: “Đẵn được 2 cây mía.”. Mắt Lượt sáng lên: “Chà, bọn thằng Húc giỏi quá! Đêm qua, chúng kiếm được những hai khẩu súng. Hai khẩu súng!

Thế là cái kho súng của mình có năm khẩu, phải báo cho các anh ấy về lấy ngay mới được.”.

Lượt nhớ tất cả, rồi nhai nát những mảnh giấy và ấn thật sâu xuống bùn. Men theo bờ mương, Lượt đi xuống khu du kích.

Đến nơi, Lượt gặp bác Nhã. Nghe Lượt báo cáo, bác gật đầu:

— Tuyệt lắm! Các đội viên của cháu thật mưu trí, dũng cảm!

Theo Xuân Sách

Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

a, Bạn Lượt là ai? Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở đâu?

b, Bác Nhã là ai? Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đâu?


4 tháng trước 45 lượt xem
Câu 42:
Tự luận

Tự đánh giá trang 83, 84 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.

Ủng hộ phong trào của thiếu nhi, Tổng cục Đường sắt đã khẩn trương triển khai kế hoạch đóng tàu. Ngày

1-1-1979, đoàn tàu “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” gồm 15 toa xe, có 3 toa giường nằm, 9 toa ghế ngồi, 1 toa hàng cơm, 1 toa hành lí, 1 toa trưởng tàu đã được khánh thành. Đoàn tàu khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang trong niềm hân hoan của cán bộ, công nhân ngành đường sắt và thiếu nhi cả nước.

Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa của thiếu nhi Việt Nam cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả lao động sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.

Theo Khuất Minh Trí

Ngày 15-5-1977 đánh dấu sự kiện gì? Tìm các ý đúng:

a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

c, Khánh thành Đoàn tàu ' Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh'

d, Đoàn tàu mang tên Đội khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang.


4 tháng trước 21 lượt xem