Câu hỏi:

16 lượt xem
Tự luận

Câu hỏi 4 (trang 50 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại.

a) Nhận diện các nguy cơ bị xâm hại.

Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:

Câu hỏi:

- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.

- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.

b) Tìm hiểu cách phòng , tránh bị xâm hại

Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:

Câu hỏi:

- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.

- Hãy nêu thêm cách phòng, tránh bị xâm hại khác mà em biết.

c) Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

- Em hãy nêu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên.

- Hãy nêu thêm cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

a)

- Trong các tranh trên, các tình huống có nguy cơ bị xâm hại là vì ở những tranh này đều cho ta thấy rằng các bạn nhỏ đang tiếp xúc với những người lạ mà các bạn nhỏ không biết, và các bạn không tỏ ra cảnh giác với họ nên điều đó sẽ giúp những người xấu dễ dàng đạt được ý định của mình.

b)

- Trong các bức tranh trên các bạn nhỏ đã biết đề phòng với những người lạ khi họ có ý định tiếp cận và từ chối những sự giúp đỡ của họ, và luôn có sự giúp đỡ của người thân khi đi một mình lúc trời tối hoặc những nơi vắng vẻ.

- Các cách phòng tránh xâm hại mà em biết: Không đi một mình qua những nơi vắng vẻ, không nhận sự trợ giúp từ những người mà mình không quen, không mở cửa cho người lạ vào nhà…

c)

- Ở bức tranh 1 và 2 bạn nhỏ đã lựa chọn cách đề phòng và hô hoán tìm sự giúp đỡ khi nhận ra các mối nguy hiểm ở xung quanh. Bức tranh 3 và 4 hai bạn nhỏ đã lựa chọn tìm đến sự giúp đỡ của những người có chuyên môn về tâm lí trẻ nhỏ để tâm sự.

- Những cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại như: Tìm sự giúp đỡ từ người lớn, đề phòng cảnh giác và tránh xa những người có biểu hiện xấu…

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 4:
Tự luận

Câu hỏi 3 (trang 49 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.

Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:

Trẻ em cũng như các cá nhân cần được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)

quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tồn hại khác.

Bất kì hành vi nào làm tổn hại đến trẻ em, tuỳ theo mức độ, tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 130/2021/ NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 142, 144, 145, 146, 147 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình.

Phòng, tránh xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Điều 51 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định rõ:

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tồn hại, mức độ nguy cơ gây tồn hại đối với trẻ em.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.


6 tháng trước 13 lượt xem