Câu hỏi:

47 lượt xem
Tự luận

Bài 8 trang 51 SBT GDCD 7: Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chế N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm,

a) Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

b) Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

- Yêu cầu a) Hành vi thóa mạ, bịa đặt sai sự thật của các bạn trong lớp về N là hành vi bạo lực học đường. Hành vi này đã gây tổn thương nghiêm trọng đến tinh thần của N, khiến N rơi vào trạng thái trầm cảm.

- Yêu cầu b) Trong trường hợp này, theo em, N nên:

+ Tâm sự, chia sẻ và nhờ sự trợ giúp của người thân (bố, mẹ) và thầy/ cô giáo.

+ Bình tĩnh, kiềm chế những cảm xúc tiêu cực.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 6:
Tự luận

Bài 6 trang 50 SBT GDCD 7: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG BẢNG TÌNH BẠN ĐẸP

Vấn đề bạo lực học đường đã và đang trở thành nỗi lo lắng, quan tâm của nhiều gia đình, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Trước thực trạng trên, nhiều trường: trung học cơ sở đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tỉnh bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường” với sự tham gia của đông đảo học sinh, giáo viên trong trường

Không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, một bạn học sinh cho  biết, bạn thấy mình rất may mắn khi có những người bạn tốt luôn ở bên, cùng đồng hành trong học tập. Để có những tình bạn đẹp, không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực học đường, bản thân mỗi học sinh nên tự tin, sống hoà đồng với bạn bè, không nên tự co cụm, cô lập mình với mọi người xung quanh. Neu mình vô tình có những khúc mắc với bạn bè thì cân nhanh chóng cùng giải quyết êm đẹp, trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tránh để mâu thuẫn kéo dài. Trường hợp bị người khác bắt nạt thì liên mạnh dạn lên tiếng nhờ bạn bè, thầy cô, bố mẹ giúp đỡ.

Qua trao đổi, các bạn học sinh có cơ hội nói lên tiếng nói của bản thân để thầy cô giáo hiệu được tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề mà mình đang quan tâm. Từ đó có trách nhiệm xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện và lành mạnh hơn cho học sinh, thực hiện hiệu quả các mục tiêu vì trẻ em.

Một cán bộ Đoàn Thanh niên chia sẻ, qua chương trình, rất mong muốn được lăng nghe những tâm tư, sự nhìn nhận của các em học sinh về bạo lực trong học đường. Từ đó, các em nhìn nhận, biết trau dồi kĩ năng sống, hiểu rõ hơn về những đạo đức tốt đẹp trong việc xây dựng tình bạn đẹp của tuổi học trò. Đồng thời, chính các em có thể là những người tuyên truyền, phòng chống tình trạng bạo lực học đường, góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện.

a) Việc các trường học tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với  bạo lực học đường” có phải là thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp phòng chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em học được điều gì từ diễn đàn về cách phòng ngừa, ứng phó với bạo lực học đường?


8 tháng trước 106 lượt xem