Câu hỏi:
127 lượt xemCâu 16 trang 32 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống:
Tình huống 1. Gia đình của M sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, số tiền nộp thuế theo quy định khá nhiều. Khi chứng kiến người thân của mình thường không nộp đầy đủ, đúng hạn thậm chí còn tìm cách trốn thuế, M băn khoăn không biết nên làm thế nào.
Câu hỏi:
a) Em nhận xét gì về hành vi của các thành viên trong gia đình M?
b) Nếu là bạn của M, em sẽ giúp M tháo gỡ băn khoăn như thê nào?
Tình huống 2. Ông A đi ô tô về quê, đến cổng làng ông bị chặn lại bởi một barie dụng tạm bằng cây tre. Người thu phí yêu cầu ông A nộp 10 000 đồng nếu muốn đi qua. Ông A không nộp vì cho rằng thu phí đường làng là không đúng. Ông A đến gặp chủ tịch xã để hỏi và được giải thích rằng, huyện giao ngân sách trong năm xã phải thu được 500 triệu đồng, Hội đồng nhân dân xã giao thu thêm 100 triệu đồng, vì vậy buộc phải thu thêm các khoản phí đường làng, ngõ xóm.
Câu hỏi:
a) Theo em, ông A không nộp phí đưòng làng là đúng hay sai? Tại sao?
b) Em nhận xét như thế nào về Trả lời: thích của chủ tịch xã?
Tình huống 3. Kì tuyển quân năm 2019 của xã N sẽ diễn ra vào sáng hôm sau nhưng xã không có tiền để chi, chủ tịch xã chỉ đạo kế toán xã vay tạm từ lương cán bộ, viên chức xã để chi rồi sẽ bù sau.
Câu hỏi:
a) Em nhận xét như thể nào về cách giải quyết của Chủ tịch xã N?
b) Theo em, xã N có thể thu những khoản nào để bù đắp vào những khoản chi thiếu?
Tình huống 4. Trường Trung học phổ thông công lập Z trong năm 2019 đã tiến hành thu học phí và lệ phí thi của học sinh. Ngoài ra, để tăng thêm nguồn thu, nhà trường đã tổ chức trông xe và mở căng tin kinh doanh ăn uống phục vụ học sinh. Số tiền thu từ học phí và lệ phí thi được nhà trường sử dụng để trang bị thêm máy chiếu và máy vi tính cho các phòng học; tặng quà cho con em của cán bộ, giáo viên học giỏi; xây nhà tình nghĩa cho các hộ dân nghèo trên địa bàn trường đóng.Sau khi quyết toán, số tiền vẫn còn dư, Ban Giám hiệu đã quyết định dùng một phần số dư này gửi vào ngân hàng để lấy lãi bổ sung vào quỹ phúc lợi của trường; phần còn lại được sử dụng để phục vụ cho hoạt động liên hoan, khen thưởng cuối năm của nhà trường.
Câu hỏi:
a) Trường Trung học phổ thông Z có phải là một đon vị du toán ngân sách nhà nuóc không? Tai sao?
b) Trường Trung học phổ thông Z có được quyền thu tài chính từ hoạt động trông xe và mở căng tin hay không? Tai sao?
c) Viêc Truờng Trung học phổ thông Z sử dụng nguồn thu để chi như trên là đúng hay sai? Vì sao?
Tình huống 5. Bạn H thắc mắc: Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh có được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước không?
a) Em sẽ giải đáp thắc mắc của bạn H như thế nào?
b) Theo em, tổng mức chi cho hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do chủ thể nào quyết định? Vì sao?
Lời giải
Hướng dẫn giải:
* Xử lí tình huống 1:
- Yêu cầu a) Gia đình M không làm tròn nghĩa vụ của công dân khi không nộp thuế đầy đủ.
- Yêu cầu b) Nếu là M, em sẽ nói với gia đình nên đóng thuế đầy đủ, có thể làm đơn xin xét duyệt đóng thuế thấp hơn.
* Xử lí tình huống 2:
- Yêu cầu a) Ông A không nộp phí đường làng là đúng vì ông A chỉ là người tỉnh khác về quê chơi, không có trách nhiệm phải đóng phí đường làng.
- Yêu cầu b) Trả lời: thích của chủ tịch xã như thế là chưa hợp lí, có thể lấy lí do là nộp phí ủng hộ làng xây dựng, phát triển.
* Xử lí tình huống 3:
- Yêu cầu a) Cách giải quyết của Chủ tịch xã N chưa hợp lí.
- Yêu cầu b) Theo em, xã N có thể thu những khoản như tiền ủng hộ xây dựng, tiền bảo trì cầu đường... để bù đắp vào những khoản thiếu.
* Xử lí tình huống 4:
- Yêu cầu a) Trường Trung học phổ thông Z là một đơn vị dự toán ngân sách nhà nước vì theo khoản 10, Điều 4 Luật ngân sách nhà nước 2015 trường Trung học phổ thông Z là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.
- Yêu cầu b) Trường Trung học phổ thông Z có quyền thu tài chính từ hoạt động trông xe và mở căng tin vì trông xe và căng tin nằm trong khuôn khổ của nhà trường, do nhà trường quản lý.
- Yêu cầu c) Việc Trường Trung học phổ thông Z sử dụng nguồn thu để chi như trên là sai vì việc thu chi như thế chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ.
* Xử lí tình huống 5:
- Yêu cầu a) Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Yêu cầu b) Tổng mức chi cho hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do chủ thể nào quyết định?
Câu 4 trang 27 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt ngân sách nhà nước và ngân sách của các chủ thể khác.
|
Ngân sách nhà nước |
Ngân sách của các chủ thể khác |
1. Tính chất |
|
|
2. Chủ thể ban hành |
|
|
3. Thực hiện |
|
|
Câu 5 trang 27 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt ngân sách nhà nước và Luật Ngân sách nhà nước.
|
Ngân sách nhà nước |
Luật Ngân sách nhà nước |
1. Khái niệm |
|
|
2. Hình thức thể hiện |
|
|
3. Thời gian thực hiện |
|
|
4. Mục đích |
|
|
Câu 8 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ về các nguồn chính của thu ngân sách nhà nước.
Thu nhân sách |
Ví dụ |
1. Thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế |
|
2. Hoạt động sự nghiệp có thu của các đơn vị sự nghiệp công |
|
3. Vay, viện trợ không hoàn lại |
|
4. Các nguồn thu khác |
|
Câu 9 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lấy ví dụ về các khoản chính của chi ngân sách nhà nước.
Chi nhân sách |
Ví dụ |
1. Nhóm chi thưởng xuyên |
|
2. Nhóm chi đầu tư phát triển |
|
3. Nhóm chi trả nợ và viện trợ |
|
4. Nhóm chi dự trữ quốc gia |
|
Câu 18 trang 34 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tự đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật ngàn sách của mình bằng cách viết ra những công việc em đã làm và kết quả đạt dược, hướng khắc phục những việc làm có kết quả chưa tốt.
Những việc đã làm
|
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|