10 Đề thi Lịch sử 11 Giữa học kì 2 Cánh diều (2024 có đáp án)

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 335 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 (Cánh diều) năm 2024 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

- Áp dụng: các trường THPT có phân phối số tiết của học kì 2 là: 1 tiết lịch sử/ tuần

- Hình thức: đề hỗn hợp, gồm: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận

Nội dung kiến thức

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

 

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV)

3

 

3

 

 

 

 

 

Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

2

 

1

 

 

1 câu (2,0 đ)

 

 

Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

3

 

2

 

 

 

 

1 câu

(1đ)

Tổng số câu hỏi

8

0

6

0

0

1

0

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

 

70%

30%

 

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều (Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.

B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.

C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.

D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.

Câu 2: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về

A. Phong Châu (Phú Thọ).

B. Tây Đô (Thanh Hóa).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Thiên Trường (Nam Định).

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?

A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.

B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.

C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).

D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.

Câu 4: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.

C. Chia ruộng đất công cho dân nghèo.

D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 5: Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật.

B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo.

C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới.

D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

Câu 6: Sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV được phản ánh thông qua nội dung nào sau đây?

A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.

B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.

C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.

D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là

A. quân điền.

B. lộc điền.

C. phúc điền.

D. thọ điền.

Câu 8: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 9: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.

C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.

D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

Câu 10: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình?

A. Nội các.

B. Đô sát viện.

C. Cơ mật viện.

D. Thái y viện.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.

Câu 12: Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là:

A. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.

B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ.

C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ.

D. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Câu 14: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của

A. Nội các và Lục Bộ.

B. Cơ mật viện và Lục tự.

C. Đô sát viện và Lục khoa.

D. Cơ mật viện và Đô sát viện.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Đọc những nhận định sau và thực hiện yêu cầu:

- Nhận định a) Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình nhà Lê và toàn xã hội.

- Nhận định b) Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình Lê sơ có nhiều biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều với sự lộng quyền của một bộ phận công thần.

- Nhận định c) Để củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, vua Lê Thánh Tông đã lập ra nhiều chức quan đại thần, như: Tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển,…

- Nhận định d) Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long).

- Nhận định e) Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc.

- Nhận định g) Cải cách của Lê Thánh Tông thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ, đưa nhà nước nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao, đồng thời đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau đó.

Yêu cầu:

a) Xác định tính đúng/ sai của những nhận định trên.

b) Sửa lại những nhận định sai.

Câu 2 (1,0 điểm): Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay?

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học ...

Môn: Lịch Sử lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều (Đề số 2)

đang cập nhật

1 335 lượt xem
Mua tài liệu