Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 2 Cánh diều (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 11 Giữa học kì 2.

1 108 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Giữa học kì 2 (Cánh diều 2024)

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

– Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân ở một số nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo.

– Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

– Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với thuộc địa, liên hệ Việt Nam.

– Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á sau khi giành độc lập.

Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

– Vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

– Nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và không thành công của các cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ TK III TCN đến cuối TK XIX)

– Nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.

– Bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn.

– Những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.

II. ÔN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài do Việt Nam có

  • A. vị trí địa lí chiến lược.
  • B. trình độ dân trí thấp.
  • C.vị trí địa lí đặc biệt.
  • D. nền kinh tế nghèo đói.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?

  • A. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
  • B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
  • C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
  • D. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: Đâu là đặc điểm thể hiện vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?

  • A. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
  • B. Việt Nam ở giáp biển Đông
  • C. Việt Nam là cầu nối các lục địa châu Âu và châu Á
  • D. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc.

Câu 4: Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc đã

  • A. lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân.
  • B. duy trì chính sách cai trị của nhà Hán.
  • C. xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
  • D. xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

Câu 5: Năm 248, Bà Triệu đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

  • A. nhà Đường.
  • B. nhà Ngô.
  • C. nhà Lương.
  • D. nhà Hán.

Câu 6: Kinh đô của nhà nước Vạn Xuân được đặt tại địa phương nào?

  • A. Vùng cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng).
  • B. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
  • C. Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh).
  • D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã

  • A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 10 năm.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng 60 năm.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) đã

  • A. thắng lợi, lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành độc lập dân tộc.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập khoảng gần 10 năm.

Câu 9: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

  • A. Nguyễn Huệ.
  • B.Trần Quốc Tuấn.
  • C. Quang Trung.
  • D. Lê Lợi.

Câu 10: Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?

  • A. Nguyễn Trãi.
  • B. Lê Lợi.
  • C. Nguyễn Chích
  • D. Đinh Lễ.

Câu 11: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

  • A. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
  • B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
  • C. được thành lập.
  • D. sụp đổ.

Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
  • B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
  • D. Nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,....

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
  • B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.
  • C. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.
  • D. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.

Câu 14: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • B. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 15: Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là

  • A. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
  • B. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
  • C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
  • D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?

  • A. Góp phần hình thành những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
  • B. Để lại nhiều kinh nghiệm cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
  • C. Quyết định con đường phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.
  • D. Góp phần khơi dậy và củng cổ tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc.

Câu 17: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?

  • A. Cửa sông Tô Lịch.
  • B. Hoan Châu (Nghệ An).
  • C. Cửa sông Bạch Đằng.
  • D. Đường Lâm (Hà Nội).

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những khó khăn của nhà Nam Hán khi tiến quân xâm lược Việt Nam (938)?

  • A. Chiến thuyền nhỏ; lực lượng quân Nam Hán ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.
  • B. Chủ tướng Hoằng Tháo tuổi nhỏ, chưa dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.
  • C. Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.
  • D. Quân lính đi đường xa, mệt mỏi lại không quen với khí hậu, thủy thổ Việt Nam.

Câu 19: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981) là do

  • A. quân dân Tiền Lê có tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm.
  • B. quân dân Tiền Lê vận dụng thành công kế sách “Tiên phát chế nhân” của nhà Lý.
  • C. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Sát, Lê Ngân, Nguyễn Trãi.
  • D. quân Tống liên tiếp thất bại nên chủ động giảng hòa với nhà Tiền Lê.

Câu 20: Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?

  • A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
  • B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
  • C. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.
  • D. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
1 108 lượt xem