Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 Cánh diều (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 sách Cánh diều giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Lịch sử 11 Học kì 2.

1 214 lượt xem


Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Học kì 2 (Cánh diều 2024)

Câu 1: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ

A. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

B. Nam Định đến Thanh Hóa.

C. Thanh Hóa tới Nghệ An.

D. Ninh Bình đến đèo Hải Vân.

Câu 2: Nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân trong vòng mấy tháng?

A. 7 tháng

B. 11 tháng

C. 10 tháng

D. 3 tháng

Câu 3: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở

A. Rạch Gầm - Xoài Mút.

B. Ngọc Hồi - Đống Đa.

C. Tốt Động - Chúc Động.

D. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.

B. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.

C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.

D. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.

Câu 5: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.

B. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.

C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.

D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

A. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.

B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.

C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.

D. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 8: Đầu năm 1076, hàng chục vạn quân Tống chia làm hai đạo tiến vào Đại Việt. Trên đường tiến quân về Thăng Long, quân Tống đã bị chặn lại ở

A. thành Đa Bang.

B. cửa sông Bạch Đằng.

C. bờ bắc sông Như Nguyệt.

D. thành Tây Đô.

Câu 9: Năm 1075, Lý Thường Kiệt lãnh đạo quân dân nhà Lý tiến đánh sang đất Tống nhằm mục đích gì?

A. Xâm chiếm đất đai để mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và vũ khí của nhà Tống.

C. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp cho Đại Việt.

D. Đòi lại phần đất mà trước kia nhà Tống chiếm giữ.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.

B. Cầu hòa vì thiếu tướng tài và tinh thần chiến dấu của binh sĩ sa sút.

C. Cầu hòa vì thiếu lương thực nên lực chiến dấu của binh sĩ sa sút.

D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 11: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương

A. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.

C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.

D. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.

Câu 12: Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?

A. Phản công quân Minh.

B. Cố thủ, chờ viện binh.

C. Xây dựng lực lượng.

D. Tạm hòa với quân Minh.

Câu 13: Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển hướng vào phía nam, đánh chiếm Nghệ An, vì

A. quân Minh không bố trí lực lượng chiếm giữ tại Nghệ An.

B. Nghệ An là vùng đồng bằng rộng lớn, dân cư thưa thớt.

C. quân Minh đã rút toàn bộ quân từ Nghệ An về Thanh Hóa.

D. Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông.

Câu 14: Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?

A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.

B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.

C. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.

D. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.

B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.

C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.

D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp

Câu 16: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?

A. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

D. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.

Câu 17: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Nghĩa quân có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.

B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.

C. Quân Minh gặp khó khăn trong nước, phải tạm dừng chiến tranh.

D. Biết dựa vào dân để phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

A. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.

B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.

C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.

D. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.

Câu 19: Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho nhà nước Đại Việt là phải:

A. giải quyết khủng hoảng chính trị

B. thủ tiêu những tàn dư của quý tộc nhà Trần

C. giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.

D. củng cố đất nước về mặt kinh tế, giải quyết khủng hoảng chính trị, thủ tiêu những tàn dư của quý tộc nhà Trần.

Câu 20: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là

A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.

B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.

C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.

D. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền xu.

1 214 lượt xem