10 Đề thi Sinh học 11 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 Giữa Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bộ đề thi Giữa Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) năm 2023 có đáp án
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Môn: Sinh học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Giữa Học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức - (Đề số 1)
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật
A. Phát triển kích thước theo thời gian
B. Tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
C. Tích lũy năng lượng
D. Vận động tự do trong không gian
Câu 2: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. Nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. Nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. Nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 3: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Áp suất rễ
Câu 4: Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :
A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
Câu 5: Pha sáng của quang hợp là:
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 6: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu.
B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. Lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 7: Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Lục lạp.
D. Nhân.
Câu 8: Chu trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chuối truyền electron.
B. Chương trình Crep.
C. Đường phân.
D. Tổng hợp Axetyl - CoA.
Câu 9: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
A. Từ thức ăn cho cơ thể.
B. Và năng lượng cho cơ thể.
C. Cho cơ thể.
D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 10: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 11: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
B. Vận tốc lớn và được điều hành
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh
D. Vận tốc bé và được điều hành
Câu 12: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. Quá trình khử CO2.
C. Quá trình quang phân li nước.
D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).
Câu 13: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá:
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
D. Do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực hút, lực liên kết
Câu 14: Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP.
B. 34 ATP.
C. 36 ATP.
D. 38 ATP.
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy nêu các biện pháp bảo quản nông sản mà em biết. Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát.
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
Đề thi Giữa Học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức - (Đề số 2)
Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
Câu 3: Cơ quan thoát hơi nước của cây là:
A. Cành
B. Lá
C. Rễ
D. Thân
Câu 4: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì:
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác
Câu 5: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hòa không khí.
Câu 6: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá
B. Có diện tích bề mặt lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
Câu 7: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm.
(2) Ribôxôm.
(3) Lục lạp
(4) Perôxixôm.
(5) Ti thể.
(6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5).
B. (1), (4) và (5).
C. (2), (3) và (6).
D. (1),(4) và (6).
Câu 8: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 9: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ?
A. Dạ cỏ
B. Dạ lá sách
C. Dạ tổ ong
D. Dạ múi khế
Câu 10: Ở loài chim, diều được hình thành từ bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa:
A. Thực quản
B. Tuyến nước bọt
C. Khoang miệng
D. Dạ dày
Câu 11: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 12: Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là
A. hoocmôn thực vật.
B. axit amin, vitamin và ion kali.
C. saccarôzơ.
D. cả A, B và C.
Câu 13: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá:
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
D. Do sự phối hợp của ba lực: lực đẩy, lực hút, lực liên kết
Câu 14: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?
A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
D. Mang e đến chu trình canvil
Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm). Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Câu 2 (2,0 điểm). Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM.