10 Đề thi Sinh học 11 Học kì 1 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Bộ đề thi Giữa Học kì 2 Sinh học 11 Kết nối tri thức (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Sinh học 11 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 77 lượt xem


Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bộ đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) năm 2024 có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) - Đề số 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào

A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.

B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.

C. hình dạng của phân tử khoáng

D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

Câu 2: Phát biểu nào đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng?

A. Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm giảm cường độ thoát hơi nước, giảm sự hấp thụ nước và khoáng.

B. Nếu nhiệt độ tăng quá cao, sự hấp thụ nước và khoáng sẽ giảm hoặc dừng hấp thụ.

C. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ nghịch với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

D. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm giảm tốc độ thoát hơi nước ở lá, giảm quá trình hấp thụ nước và khoáng.

Câu 3: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật cung cấp cho pha đồng hoá CO2

A. ATP và NADPH.

B. ATP.

C. NADPH.

D. ATP, NADPH và O2.

Câu 4: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Diễn ra ở màng thylakoid.

B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.

C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.

D. Giải phóng O2 trong quá trình phân li nước.

Câu 5: Kết thúc giai đoạn đường phân, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP từ một phân tử glucose?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Phát biểu nào đúng khi nói về các con đường hô hấp ở thực vật?

A. Hô hấp kị khí là con đường diễn ra phổ biến ở thực vật trong điều kiện bình thường, có O2.

B. Lên men xảy ra trong điều kiện có O2, tạo ra nhiều ATP nhất.

C. Hai con đường hô hấp hiếu khí và lên men đều có chung giai đoạn chuỗi chuyền electron.

D. Lên men là phản ứng thích nghi của cây giúp cây tồn tại tạm thời trong điều kiện thiếu O2.

Câu 7: Chế độ ăn uống khoa học là

A. chế độ ăn uống bổ sung nhiều chất béo và chất xơ.

B. chế độ ăn uống nhiều rau xanh và chất xơ.

C. chế độ ăn uống đủ năng lượng và đủ muối khoáng mà cơ thể cần.

D. chế độ ăn uống đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần.

Câu 8: Lipid được tiêu hoá ở cơ quan nào trong hệ tiêu hoá?

A. Khoang miệng.

B. Dạ dày.

C. Ruột non.

D. Ruột già.

Câu 9: Phổi ở người có diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn là do

A. phổi được cấu tạo từ hàng triệu phế nang.

B. phổi được cấu tạo từ hàng triệu khí quản.

C. phổi có các van đóng, mở phối hợp nhịp nhàng.

D. phổi có hệ thống túi khí nhiều và phân nhánh.

Câu 10: Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí?

A. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí chỉ gặp ở côn trùng.

B. Ống khí nằm gần lỗ thở là ống khí tận có đường kính nhỏ nhất.

C. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào cơ thể.

D. Tế bào cơ thể thực hiện trao đổi khí với dòng máu qua thành mao mạch nằm trên ống khí tận.

Câu 11: Một chu kì tim kéo dài khoảng

A. 0,1 s.

B. 0,3 s.

C. 0,4 s.

D. 0,8 s.

Câu 12: Ở hệ tuần hoàn kín, tim bơm máu vào động mạch với áp lực

A. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua tĩnh mạch, mao mạch và về tim.

B. mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

C. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

D. yếu, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ mao mạch qua động mạch, tĩnh mạch và về tim.

Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về huyết áp?

A. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

B. Huyết áp tâm thu còn gọi là huyết áp tối đa ứng với tâm thất dãn.

C. Huyết áp giảm dần từ động mạch, tới mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

D. Huyết áp tâm trương là huyết áp tối thiểu ứng với tâm thất dãn.

Câu 14: Điểm giống nhau giữa hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở là

A. đều có cấu tạo tim giống nhau.

B. đều có các động mạch.

C. áp lực và vận tốc máu trong hệ mạch đều trung bình hoặc cao.

D. đều có dịch tuần hoàn là máu màu đỏ.

Câu 15: Để đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay, người ta thường dùng

A. ba ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út.

B. ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón út.

C. hai ngón tay: ngón trỏ và ngón áp út.

D. hai ngón tay: ngón giữa và ngón út.

Câu 16: Nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật là do

A. các tác nhân vật lí và hóa học.

B. các tác nhân sinh học.

C. yếu tố di truyền.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 17: Dị ứng là

A. phản ứng quá mức của cơ thể với kháng nguyên của bản thân.

B. phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân của môi trường.

C. phản ứng quá mức khi cơ thể đối với kháng nguyên nhất định.

D. phản ứng của cơ thể khi mắc bệnh.

Câu 18: Đâu không phải là các đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu?

A. Thực bào.

B. Sốt.

C. Viêm.

D. Hình thành kháng thể.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về miễn dịch nguyên phát và miễn dịch thứ phát?

A. Cả miễn dịch nguyên phát và thứ phát đều thuộc loại miễn dịch đặc hiệu.

B. Miễn dịch nguyên phát được tạo ra khi cơ thể lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên.

C. Miễn dịch thứ phát có hiệu quả kháng bệnh kém hơn miễn dịch nguyên phát.

D. Tiêm chủng vaccine giúp cơ thể chủ động tạo ra miễn dịch nguyên phát ở người.

Câu 20: Mỗi nephron được cấu tạo từ

A. cầu thận và ống thận.

B. phần vỏ và phần tủy.

C. quản cầu và nang Bowman.

D. cầu thận và bể thận.

Câu 21: hất nào sau đây không có trong nước tiểu của người khoẻ mạnh?

A. Urea.

B. Muối.

C. Nước.

D. Protein.

Câu 22: Vai trò của gan trong điều hòa cân bằng nội môi là

A. điều hòa nồng độ của nhiều chất hòa tan như protein, glucose,… trong huyết tương.

B. điều hòa cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.

C. duy trì pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ HCO3- từ dịch lọc trả về máu.

D. duy trì pH máu qua điều chỉnh lượng O2 và COtrong máu.

Câu 23: Đặc điểm của cảm ứng ở động vật là

A. diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

B. diễn ra với tốc độ chậm và đa dạng.

C. diễn ra chậm, khó nhận thấy.

D. diễn ra chậm, dễ nhận thấy.

Câu 24: Cảm ứng của sinh vật không có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

C. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.

D. Đảm bảo cho sinh vật chống chịu tốt với tất cả loại môi trường.

Câu 25: Cảm ứng ở thực vật có vai trò

A. rút ngắn thời gian ra hoa của thực vật.

B. tăng kích thước của quả và thúc đẩy quả chín sớm.

C. tiêu diệt sâu và bệnh hại thực vật.

D. tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,...).

Câu 26: Hướng động là hình thức phản ứng của cây đối với

A. tác nhân kích thích không định hướng.

B. tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

C. sự đóng mở của khí khổng.

D. các chất hóa học.

Câu 27: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Hoa bồ công anh nở khi có ánh sáng.

B. Vận động ngủ, thức của chồi cây bàng theo mùa.

C. Hiện tượng thân, tua cuốn của cây mướp quấn trên giàn leo.

D. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

Câu 28: Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.

B. ánh sáng.

C. độ ẩm không khí.

D. nồng độ oxygen.

B. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Câu 2 (1 điểm): Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ khi bị va chạm.

Câu 3 (1 điểm): Tại sao các bệnh tự miễn rất nguy hiểm (mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau các bệnh về tim mạch và ung thư) và khó điều trị dứt điểm?

 

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Sinh học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức) - Đề số 2

đang cập nhật

1 77 lượt xem