Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 sách Kết nối tri thức giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Sinh học 11 Học kì 2.

1 111 lượt xem


Đề cương ôn tập Sinh học 11 Học kì 2 (Kết nối tri thức 2024)

Câu 1: Trình bày các bước truyền tin qua xinap hoá học?

  • Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
  • Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
  • Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp

Câu 2: Nêu và phân tích các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? Ý nghĩa của việc nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

* Các nhân tố bên ngoài:

Thức ăn:

  • Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
  • VD: Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh

Nhiệt độ:

  • Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường thích hợp.
  • Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt.
  • Vd: vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp xuống 16 à 18 độ thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.

Ánh sáng:

  • Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt à Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể động vật.
  • Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D giúp chuyển hóa Canxi thành xương.

Ý nghĩa: Giúp con người có thể đk chúng theo ý muốn của mình. Dựa trên ả/h of các nhân tố con người có thể use nhiều biệ pháp khác nhau để làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cải thiện chất lượng dân số

Câu 3: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không gây hại mà có lợi cho cây trồng?

Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bướm trưởng thành chỉ ăn mặt hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.

Câu 4: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao myêlin với sợi không có bao myêlin?

Giống nhau: Xung thần kinh lan truyển do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ nơi này đến nơi khác.

Khác nhau:

Nội dung

 

Không có bao myêlin

Có bao myêlin

Cách lan truyền

XTK lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

XTK lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác

Cơ chế

Do mất phân cực,đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh

Do mất phân cực,đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo ranvie khác trên sợi thần kinh

Tốc độ

Tốc độ chậm: 3-5m/s

Tốc độ nhanh: 100m/s

Câu 5: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp?

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao) của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ

Nguyên nhân

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

 

 

1 111 lượt xem