10 Đề thi Vật lí 11 Học kì 2 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
Bộ đề thi Học kì 2 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (có đáp án 2024) chi tiết giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Bộ đề thi Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) năm 2024 có đáp án
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học ...
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) - Đề số 1
Câu 1: Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của
A. electron.
B. neutron.
C. điện tích âm.
D. điện tích dương.
Câu 2. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
Câu 3. Đặt hiệu điện thế 6 V vào hai đầu điện trở 3Ω. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở là
A. 0,5 A.
B. 6 A.
C. 2 A.
D. 3 A.
Câu 4. Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 9 lần thì khoảng cách giữa chúng phải
A. tăng 2 lần.
B. tăng 3 lần.
C. giảm 3 lần.
D. giảm 2 lần.
Câu 5. Hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện có độ lớn
A. luôn bằng suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
B. luôn lớn hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
C. luôn nhỏ hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
D. luôn khác không.
Câu 6. Một đoạn mạch có điện trở xác định với hiệu điện thế hai đầu không đổi thì trong 1 phút tiêu thụ 40 J điện năng. Thời gian để đoạn mạch này tiêu thụ hết một 1 kJ điện năng là
A. 25 phút.
B. phút.
C. 40 phút.
D. 10 phút.
Câu 7. Xét dòng điện có cường độ 2 A chạy trong một dây dẫn. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 5 s có độ lớn
A. 0,4 C.
B. 2,5 C.
C. 10 C.
D. 7,0 C.
Câu 8. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là
A. 54.10-2 N.
B. 1,8.10-2 N.
C. 5,4.10-3 N.
D. 2,7.10-3 N.
Câu 9. Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 10. Đặt một hiệu điện thế 12 V vào giữa hai đầu một điện trở 4,0 Ω thì lượng điện tích chạy qua điện trở trong mỗi giây là
A. 3 C.
B. 4 C.
C. 12 C.
D. 48 C.
Câu 11. Hai pin ghép nối tiếp với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn bằng suất điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Câu 12. Đặt một điện tích thử -2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 100 V/m, từ trái sang phải.
B. 100 V/m, từ phải sang trái.
C. 1000 V/m, từ trái sang phải.
D. 1000 V/m, từ phải sang trái.
Câu 13. Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là
A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.
B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối một đường sức.
D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.
Câu 14. Một đoạn mạch tiêu thụ có công suất 100 W, trong 12 phút nó tiêu thụ một năng lượng
A. 2000 J.
B. 5 J.
C. 120 kJ.
D. 72 kJ.
Câu 15. Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 s khi có điện lượng 30C dịch chuyển qua tiết diện của dây dẫn đó trong 30 s là
A. 3.1018.
B. 6,25.1018.
C. 90.1018.
D. 30.1018.
Câu 16. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 2 mJ.
B. 1 mJ.
C. 1000 J.
D. 2000 J.
Câu 17. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
C. khả năng sinh công tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 18. Ở hình vẽ theo thứ tự từ trái sang, biểu diễn mối quan hệ của hiệu điện thế và cường độ dòng điện khi đặt vào hai đầu một dây kim loại và hai đầu một diode, khi hiệu điện thế U tăng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Điện trở của diode tăng.
B. Điện trở của dây kim loại giảm.
C. Điện trở của diode giảm.
D. Điện trở của dây kim loại tăng.
Câu 19. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Điện thế tại điểm M là 40 V.
B. Điện thế tại điểm N là 0 V.
C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.
Câu 20. Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Câu 21. Đặt một hiệu điện thế U = 18 V vào hai đầu điện trở R = 9 Ω thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch là bao nhiêu?
A. 12 W.
B. 18 W.
C. 2 W.
D. 36 W.
Câu 22. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20 V. Electron có điện tích là e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
A. 3,2.10-18 J
B. -3,2.10-18 J
C. 1,6.1020 J
D. -1,6.1020 J
Câu 23. Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
A. 5000 V/m.
B. 1250 V/m.
C. 2500 V/m.
D. 1000 V/m.
Câu 24. Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. không đổi.
Câu 25. Nếu trong khoảng thời gian ∆t = 0,1s đầu có điện lượng q = 0,5C và trong thời gian ∆t' = 0,1s tiếp theo có điện lượng ∆q' = 0,1C chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là
A. 6A.
B. 3A.
C. 4A.
D. 2A.
Câu 26. Cho mạch điện như hình vẽ, các điện trở R đều bằng nhau. Điện trở tương đương giữa M và N là
A. R/2.
B. R.
C. 2R.
D. 4R.
Câu 27. Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5 V thì tụ tích được một điện lượng là 10-5 C. Điện dung của tụ là
A. 2 μF.
B. 2 mF.
C. 2 F.
D. 2 nF.
Câu 28. Suất điện động của nguồn điện một chiều là = 4V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 5mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 1,5mJ.
B. 0,8mJ.
C. 20mJ.
D. 5mJ.
Câu 29. Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không sử dụng tụ điện?
A. Máy khử rung tim.
B. Khối tách sóng trong máy thu thanh AM.
C. Pin dự phòng.
D. Tuabin nước.
Câu 30. Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 pF – 200 V. Tụ điện tích trữ được năng lượng tối đa là
A. 4.10-7 J.
B. 8.10-7 J.
C. 4.10-4 J.
D. 4.105 J.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học ...
Môn: Vật Lí 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Học kì 2 Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) - Đề số 2
đang cập nhật