Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)

Sinx.edu.vn biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn đạt kết quả cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa học kì 2.

1 73 lượt xem


Đề cương ôn tập Vật lí 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

A. GIỚI HẠN KIẾN THỨC

ÔN TẬP KIẾN THỨC CHƯƠNG 3 : ĐIỆN TRƯỜNG

B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

1. Định nghĩa về điện tích điểm, tương tác điện giữa hai loại điện tích.

2. Nội dung và biểu thức của “Định luật Cu Lông”. Biểu thức của lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính.

3. Nội dung của định luật bảo toàn điện tích.

4. Định nghĩa về điện trường, cường độ điện trường, điện trường đều. Biểu thức của cường độ điện trường theo định nghĩa và biểu thức cường độ điện trường trong chân không.

5. Nguyên lí chồng chất điện trường.

6. Công của lực điện: biểu thức tính công của lực điện và các đặc điểm của công của lực điện trong điện trường; Thế năng của điện tích điểm q tại một điểm trong điện trường.

7. Khái niệm về thế năng điện, điện thế và hiệu điện thế; Biểu thức của điện thế tại một điểm và hiệu điện thế giữa hai điểm; Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.

8. Định nghĩa tụ điện; Cấu tạo tụ điện phẳng; Định nghĩa điện dung và biểu thức tính điện dung của tụ điện; Năng lượng và ứng dụng của tụ điện; cách ghép tụ điện.

II. BÀI TẬP

Làm tất cả các bài tập trong SGK và bài tập trong SBT thuộc phạm vi kiến thức đã nêu ở mục B.I.

C. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VÀ BÀI TẬP TỰ LUẬN MINH HỌA CHƯƠNG 3ĐIỆN TRƯỜNG

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Chọn câu sai

A. độ lớn điện tích của êlectron có thể có giá trị tùy ý.

B. khối lượng của êlectron có giá trị bằng 9,1.1031kg.

B. các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

C. điện tích của êlectron có giá trị tuyệt đối là bằng 1,6.1019C.

Câu 2. Theo định luật Cu lông, lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên sẽ

A. không phụ thuộc vào môi trường đặt hai điện tích điểm đó.

B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó.

C. tỉ lệ thuận với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.

D. tỉ lệ nghịch với tích các giá trị tuyệt đối của hai điện tích điểm đó.

Câu 3. Nếu trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích là F0, thì lực tương tác giữa hai điện tích đó khi đặt trong môi trường có hằng số điện môi ε sẽ:

A. giảm ε lần so với F0.

B. tăng ε lần so với F0.

C. tăng thêm một lượng bằng ε.

D. giảm đi một lượng bằng ε.

Câu 4. Muốn lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1=4105C và điện tích điểm q2>0 đặt cách nhau 2m trong không khí bằng 0,9N thì q2 phải có giá trị bằng

A. 106C.

B. 105C.

C. 104C.

D. 0,5105C.

Câu 5. Nếu lực tác dụng giữa hai điện tích điểm có cùng độ lớn q=4107C đặt trong không khí cách nhau một khoảng r là 0,9N thì r bằng

A. 2cm. B. 4cm.

C. 0,4mm. D. 0,2mm.

Câu 6. Hai hạt mang điện tương tác với nhau

A. không cần thông qua môi trường trung gian nào.

B. thông qua môi trường là điện trường.

C. thông qua môi trường là trường hấp dẫn.

D. thông qua môi trường là trường trọng lực.

Câu 7. Để phát hiện một vùng không gian nào đó có điện trường hay không, cách đơn giản thường dùng là đặt vào trong không gian đó

A. một điện tích thử xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.

B. một dây dẫn mang dòng điện xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.

C. một vật bất kì xem nó có bị nhiễm điện hay không.

D. một kim nam châm xem nó có chịu tác dụng của lực điện hay không.

Câu 8. Chọn câu sai

Khi đặt một điện tích thử tại điểm M trong điện trường, độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích thử đó

A. phụ thuộc vào độ lớn của điện tích.

B. phụ thuộc vào độ lớn của cường độ điện trường tại M.

C. không phụ thuộc vào dấu của điện tích.

D. phụ thuộc vào dấu của điện tích.

Câu 9. Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ

A. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.

B. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.

C. càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.

D. chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm M.

Câu 10. Trong điện trường đều, hiệu điện thế giữa hai điểm

A. luôn luôn có giá trị dương.

B. có giá trị tùy thuộc vào cách chọn gốc điện thế.

C. có giá trị không phụ thuộc vào cách chọn gốc điện thế.

D. luôn luôn có giá trị âm.

Câu 11. Một hạt mang điện tích q bay từ điểm M đến điểm N có hiệu điện thế UMN=200V. Khi đó muốn lực điện thực hiện công 1mJ thì điện tích q bằng:

A. 5103C.

B. 2105C.

C. 5106C.

D. 5104C.

Câu 12. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN=1V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q=1μC từ M dến N bằng

A. 1μJ. B. 1J.

C. 1μJ. D. 1J.

Câu 13. Để tích điện cho tụ điện người ta phải

A. nối hai bản tụ với đất.

B. nối hai bản tụ với hai cực của nguồn điện.

C. đặt vào giữa hai bản tụ điện một lớp điện môi.

D. đặt tụ điện trong điện trường.

Câu 14. Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?

A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.

B. Cường độ điện trường bên trong tụ.

C. Hằng số điện môi.

D. Điện dung của tụ điện.

Câu 15. Ghép nối tiếp hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1 và C2 (với C1>C2 ) thành một bộ tụ có điện dung C. Sắp xếp đúng là

A. C<C2<C1.

B. C<C1<C2.

C. C2<C<C1.

D. C2<C1<C.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1=2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1=1,6104N. Tìm:

a. Độ lớn của các điện tích đó?

b. Khoảng cách r2 giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tác dụng giữa chúng là F2=2,5104N ?

Câu 2. Có ba điện tích điểm q1=q2=q3=106C đặt trong chân không ở ba đỉnh của tam giác đều cạnh a= 30cm. Tính lực điện tác dụng lên mỗi điện tích?

Câu 3. Hai điện tích q1=4106C,q2=4106C dặt tại hai điểm A,B cách nhau một khoảng 4cm trong không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích điểm q=2109C khi q đặt tại:

a. Trung điểm O của AB.

b. Điểm M, sao cho AM=4cm;BM=8cm.

Câu 4. Hai viên bi nỏ bằng đồng, có cùng đường kính mang điện tích 5106C và 106C được đặt trong không khí cách nhau d=30cm. Cho chúng chạm vào nhau rồi đem đặt chúng cách nhau một khoảng d. Tính độ lớn lực Cu-lông tác dụng lên mỗi quả cầu?

Câu 5. Hai điện tích điểm q1=108C và q2=108C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng d=6 cm. Điểm M nằm trên đường trung trực với AB, cách AB một khoảng a=3cm. Tính:

a. Cường độ điện trường gây bởi hai điện tích q1 và q2 tại M ?

b. Lực điện trường tác dụng lên điện tích q=2109C dặt tại M ?

Câu 6. Đặt hai điện tích q1=4106C,q2=106C lần lượt tại hai điểm A và B cách nhau 8cm. Xác định vị trí điểm M mà tại đó véc tơ cường độ điện trường bằng 0 ?

Câu 7. Ba đỉnh A,B,C của một tam giác vuông nằm trong điện trường đều, cường độ E=6000V/m. Đường sức điện trường cùng hướng với AC. Biết AC=6cm;CB=10cm; góc vuông A. Tính:

a. Điện áp giữa các điểm A và B,B và C,C và A ?

b. Công dịch chuyển của một hạt êlectron từ A đến C ?

Câu 8. Trên vỏ một tụ điện có ghi 1000μF63V. Điện tích tối đa có thể tích cho tụ có giá trị là bao nhiêu?

Câu 9. Trong một ngày giông bão, xét một đám mây tích điện mang lượng điện tích âm có độ lớn 30C đang ở độ cao 35km so với mặt đất. Giả sử đám mây này có dạng đĩa tròn với bán kính 0,8km; xem như đám mây và mặt đất tương đương với hai bản của một 'tụ điện' phẳng với lớp điện môi giữa hai bản là không khí. Cho biết điện dung của tụ điện phẳng được xác định bằng công thức: C=εS/k4πd, trong đó: k=9.109 Nm2/C2;ε là hằng số điện môi của lớp điện môi giữa hai bản tụ ( ε1 với môi trường không khí); S(m2 ) là diện tích của bản tụ; d(m) là khoảng cách giữa hai bản tụ̂. Xác định:

a. giá trị điện dung C của 'tụ điện' nói trên.

b. cường độ điện trường trong khoảng giữa đám mây và mặt đất. Giả sử điện trường trong vùng không gian này là điện trường đều.

Câu 10. Cho các tụ điện với điện dung C1=C4=3μF,C2=C3=6μF, ban đầu không tích điện được nối với nhau theo sơ đồ như Hình 14.3. Sau đó mắc hai điểm A,B của mạch điện trên vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế UAB=180V. Tính hiệu điện thế UCD ?

1 73 lượt xem