30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 46.

1 153 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Phần 1: Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Câu 1: Nước trong ấm được đun sôi là nhờ

A. năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

B. năng lượng từ bếp truyền cho môi trường bên ngoài nóng lên.

C. năng lượng từ không khí truyền cho ấm nước.

D. tác dụng lực của ấm đặt trên mặt bếp .

Lời giải Nước trong ấm được đun sôi là nhờ năng lượng từ bếp truyền cho ấm nước làm cho nhiệt độ của ấm nước tăng lên.

Đáp án: A

Câu 2: Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ …

A. mũi tên

B. cánh cung

C. gió

D. cả 3 yếu tố trên

Lời giải Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ cánh cung do cánh cung đã tác dụng lực vào mũi tên.

Đáp án: C

Câu 3: Chọn phát biểu sai?

A. Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng.

B. Chỉ có con người cần năng lượng để hoạt động còn thực vật thì không cần năng lượng.

C. Khi năng lượng càng nhiều thì khả năng tác dụng lực có thể càng mạnh.

D. Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực cso thể càng dài.

Lời giải

A – đúng

B – sai, tất cả mọi hoạt động và biến đổi đều cần tới năng lượng

C – đúng

D - đúng

Đáp án: B

Câu 4: Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã

A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động

B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động

C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động

D. Cả A và B

Lời giải Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động, tức là truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động. Vì năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng của lực.

Đáp án: D

Câu 5: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì

A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ

B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi

C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn

D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất.

Lời giải Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn vì khi đó vật có năng lượng lớn.

Đáp án: C

Câu 6: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?

A. Năng lượng của đinh.

B. Năng lượng của gỗ.

C. Năng lượng của búa.

D. Năng lượng của tay người.

Lời giải Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của tay người.

Đáp án: D

Câu 7: Đơn vị của năng lượng là

A. Niu – ton (N).

B. độ C (0C).

C. Jun (J).

D. kilogam (kg).

Lời giải Đơn vị của năng lượng là Jun (J)

Đáp án: C

Câu 8: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.

B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.

C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.

D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Lời giải Tình huống thể hiện lực tác dụng mạnh nhất là năng lượng của gió đã tác dụng lực làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Đáp án: D

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không thể truyền từ nơi này đến nơi khác.

B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.

C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật.

D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác.

Lời giải Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

Đáp án: B

Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

“ Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể …) cần phải có …..”.

A. năng lượng.

B. hóa năng.

C. nhiệt năng.

D. động năng.

Lời giải Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể …) cần phải có năng lượng.

Đáp án: A

Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

I. Năng lượng

Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.                 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Vậy, mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Quạt quay được là nhờ năng lượng điện.

II. Năng lượng và tác dụng lực

- Năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài. 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

Khi năng lượng gió càng nhiều thì lực tác dụng của gió lên chong chóng càng dài, chong chóng càng quay lâu.

III. Sự truyền năng lượng

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

Ví dụ:

- Qua truyền nhiệt: 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

- Qua tác dụng lực: 

Năng lượng và sự truyền năng lượng | Kết nối tri thức

1 153 lượt xem