30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 54: Hệ Mặt Trời có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 54: Hệ Mặt Trời đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 54.

1 195 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

Phần 1: Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

Câu 1: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?

A. Thủy tinh

B. Hải Vương tinh

C. Thiên Vương tinh

D. Hỏa tinh

Lời giải Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh.

Đáp án: A

Câu 2: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.

C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.

D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

Lời giải

A – đúng

B – đúng

C – sai, vì Ngân Hà và Thiên Hà là một

D - đúng 

Đáp án: C

Câu 3: Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm:

A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.

B. Các hành tinh, vệ tinh và các đám bụi, khí.

C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.

D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Lời giải Cấu tạo của hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.

Đáp án: D

Câu 4: Một đơn vị thiên văn là

A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau

B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng

D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh.

Lời giải

Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất

1 Au = 150 triệu km

Đáp án: B

Câu 5: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?

A. 7

B. 8

C. 9

D. 10

Lời giải Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Đáp án: B

Câu 6: Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 54 (có đáp án): Hệ mặt trời | Kết nối tri thức

A. Kim tinh – Mộc tinh – Thiên Vương tinh

B. Thủy tinh – Hỏa tinh – Mộc tinh

C. Kim tinh – Hỏa tinh – Thổ tinh

D. Thủy tinh - Hỏa tinh – Thổ tinh

Lời giải Các thiên thể số 3, 5, 7 trong hình là những hành tinh Kim tinh – Hỏa tinh – Thổ tinh

Đáp án: C

Câu 7: Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào tự quay quanh trục của mình ngược lại so với mọi hành tinh khác trong hệ Mặt Trời?

A. Trái Đất

B. Hải Vương tinh

C. Kim tinh

D. Mộc tinh

Lời giải: Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời tự quay quanh trục từ đông sang tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều quay theo hướng ngược lại. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bầu khí quyển dày đặc của Kim tinh.

Đáp án: C

Câu 8: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là:

A. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh. 

B. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Hải Vương tinh. 

C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh. 

D. Hải Vương tinh. Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh,Thủy tinh.

Lời giải Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh.

Đáp án: C

Câu 9: Thổ tinh là hành tinh thứ mấy trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra?

A. Thứ 3

B. Thứ 4

C. Thứ 5

D. Thứ 6

Lời giải Thổ tinh là hành tinh thứ 6 trong hệ Mặt Trời nếu tính từ Mặt Trời ra.

Đáp án: D

Câu 10: Ta thường thấy Mặt Trời khi nào?

A. Ban ngày

B. Ban đêm

C. Giữa trưa

D. Nửa đêm

Lời giải Ta thường thấy Mặt Trời vào ban ngày.

Đáp án: A

Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 54: Hệ Mặt Trời

I. Hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) gồm:

+ Mặt Trời ở trung tâm.

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời: 

* Tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

* Hơn trăm vệ tinh

* Các sao chổi 

* Các tiểu hành tinh

* Các thiên thạch

* Bụi vũ trụ.

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

- Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau:

+ Thủy tinh gần Mặt Trời nhất.

+ Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

II. Các hành tinh của Hệ Mặt Trời

1. Các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng trong (nằm ở phía trong vành đai tiểu hành tinh):

+ Thủy tinh

+ Kim tinh

+ Trái Đất

+ Hỏa tinh

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Chúng có thành phần chủ yếu từ silicat và các kim loại.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm khá gần Mặt Trời nên có nhiệt độ cao.

2. Các hành tinh vòng ngoài của Hệ Mặt Trời

- Bốn hành tinh vòng ngoài là:

+ Mộc tinh

+ Thổ tinh

+ Thiên Vương tinh

+ Hải Vương tinh

Hệ Mặt Trời | Kết nối tri thức

- Chúng được gọi là các hành tinh khí khổng lồ vì:

+ Chúng có thành phần chủ yếu là các hợp chất khí;

+ Chúng có kích thước rất lớn.

- Các thiên thể thuộc vùng này nằm xa Mặt Trời nên có nhiệt độ thấp.

1 195 lượt xem