30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Kết nối tri thức 2024) Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 52.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
Phần 1: Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
Câu 1: Chuyển động nào sau đây là chuyển động thực?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó
D. Cả B và C
Lời giải
Chuyển động thực là Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh trục của nó.
Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây là chuyển động nhìn thấy khi đứng từ Trái Đất.
Đáp án: D
Câu 2: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Lời giải Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án: D
Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Lời giải Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó mất 24 giờ.
Đáp án: A
Câu 4: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?
A. Các mùa trong năm.
B. Sự luân phiên ngày, đêm.
C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.
D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Lời giải Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả sự luân phiên ngày, đêm.
Đáp án: B
Câu 5: Mặt Trời là một
A. vệ tinh
B. hành tinh
C. ngôi sao
D. sao băng
Lời giải Mặt Trời là một ngôi sao.
Đáp án: C
Câu 6: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng
A. từ Tây sang Đông
B. từ Đông sang Tây
C. từ Nam sang Bắc
D. từ Bắc sang Nam
Lời giải Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.
Đáp án: A
Câu 7: Hành tinh là
A. thiên thể tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
B. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
C. thiên thể không tự phát sáng và chuyển động tự do.
D. một tập hợp các sao.
Lời giải Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao.
Đáp án: B
Câu 8: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Lời giải Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Đáp án: D
Câu 9: Sao chổi là
A. vệ tinh
B. hành tinh
C. ngôi sao
D. tiểu hành tinh
Lời giải Sao chổi là tiểu hành tinh nhưng khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.
Đáp án: D
Câu 10: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?
A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.
D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
Lời giải Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
Đáp án: A
Phần 2: Lý thuyết KHTN 6 Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể
I. Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”
Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều ngược lại.
- Chuyển động quay của các vật quanh ta là chuyển động “nhìn thấy”.
- Chuyển động quay của ta là chuyển động thực.
Ví dụ:
Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây bên đường chuyển động theo chiều ngược lại.
+ Chuyển động của hàng cây bên đường là chuyển động nhìn thấy.
+ Chuyển động của ô tô là chuyển động thực.
II. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời
1. Mặt Trời mọc và lặn
- Quan sát bầu trời, chúng ta thấy buổi sáng Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó chuyển động ngang qua bầu trời để đến buổi chiều lặn ở hướng Tây.
2. Giải thích chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất
- Do Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông, nên người trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất từ Đông sang Tây.
Trái Đất quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông
III. Phân biệt các thiên thể
Thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. Người ta phân biệt:
- Sao là thiên thể tự phát sáng.
- Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.
Trái Đất là hành tinh quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng
- Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh, người ta nhìn thấy nó là nhờ nó được sao chiếu sáng.
Mặt Trăng là vệ tinh quay quanh Trái Đất và được Mặt Trời chiếu sáng
- Sao chổi là tiểu hành tinh, được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ; có hình dáng giống cái chổi.
- Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.