50 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 (có đáp án 2024) – Hoá 11 Kết nối tri thức

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Hoá 11 (có đáp án) Bài 22: Ôn tập chương 5 đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hoá 11 Bài 22.

1 260 lượt xem


Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 22: Ôn tập chương 5

Câu 1: Ethyl alcohol được tạo ra khi?

A. Thuỷ phân sucrose.

B. Lên men glucose.

C. Thuỷ phân đường maltose.

D. Thuỷ phân tinh bột.

Đáp án đúng là: B

Ethyl alcohol được tạo ra khi lên men glucose.

Phương trình phản ứng:

C6H12O6 menruou 2C2H5OH + 2CO2

Đối với các đáp án còn lại:

A. Loại. Thuỷ phân sucrose không tạo ethyl alcohol

C12H22O11 + H2O H+,t° C6H12O6 (glucose) + C6H12O6 (fructose)

C. Loại. Thuỷ phân maltose không tạo ethyl alcohol

C12H22O11 + H2O H+,t° 2C6H12O6 (glucose)

D. Loại. Thủy phân tinh bột không tạo ethyl alcohol

(C6H10O5)n + nH2O H+,t° nC6H12O6

Câu 2: “Do ảnh hường của nhóm -OH, phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene của phenol xảy ra……so với benzene”. Cụm từ điền vào chỗ “….” là

A. khó hơn.

B. giống.

C. dễ hơn.

D. đáp án khác.

Đáp án đúng là: C

Do ảnh hường của nhóm -OH, phản ứng thế nguyên tử hydrogen ở vòng benzene của phenol xảy ra dễ hơn so với benzene.

Câu 3: Cả phenol và ethyl alcohol đều phản ứng được với

A. Na.

B. NaOH.

C. Br2.

D. NaHCO3.

Đáp án đúng là: A

2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

Câu 4: Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng hết với bromine dư thì số mol bromine tham gia phản ứng là

A. 1 mol.

B. 0,1 mol.

C. 3 mol.

D. 0,3 mol.

Đáp án đúng là: D

nphenol=9,494=0,1(mol)

C6H5OH + 3Br2 → C6H2(OH)Br3↓ + 3HBr

nBr2=3nphenol=0,3(mol)

Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol phản ứng hoàn toàn với natri dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 21.

B. 14.

C. 7.

D. 12.

Đáp án đúng là: B

- Khi cho hỗn hợp phản ứng với NaOH thì chỉ có phenol phản ứng:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Theo PTHH:

nphenol = nNaOH = 0,1 mol

- Khi cho hỗn hợp phản ứng với Na dư:

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 0,5H2

C2H5OH + Na → C2H5ONa + 0,5H2

Vậy = 0,5(nphenol + nalcohol)

 0,1 = 0,5(0,1 + nalcohol)

 nalcohol = 0,1 mol

 m = 0,1.94 + 0,1.46 = 14 gam.

Câu 6: Bậc alcohol của 2-methylbutan-2-ol là

A. bậc IV.

B. bậc I.

C. bậc II.

D. bậc III.

Đáp án đúng là: D

Bậc alcohol của 2-methylbutan-2-ol là bậc III vì nguyên tử carbon liên kết với nhóm –OH có bậc III.

Câu 7: Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 

A. 4-ethylpentan-2-ol.

B. 2-ethylbutan-3-ol.

C. 3-ethylhexan-5-ol.

D. 3-methylpentan-2-ol.

Đáp án đúng là: D

Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3  3-methylpentan-2-ol.

Câu 8: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất acetic aldehyde. Tên của hợp chất X là

A. 1,2- dibromoethane.

B. 1,1- dibromoethane.

C. ethyl chloride.

D. A và B đúng.

Đáp án đúng là: B

Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất acetic aldehyde. Tên của hợp chất X là 1,1- dibromoethane.

CH3 – CHBr2 +NaOH,t° CH3 – CH(OH)2 → CH3CHO

Câu 9: X là dẫn xuất clo của ethane. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là

A. 1,1,2,2-tetrachloroethane.

B. 1,2-dichloroethane.

C. 1,1-dichloroethane.

D. 1,1,1-trichloroethane.

Đáp án đúng là: B

X là dẫn xuất clo của ethane. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là 1,2-dichloroethane.

Câu 10: Khi nghiên cứu về phenol người ta có nhận xét sau. Nhận xét đúng là

A. phenol là một acid mạnh, làm đổi màu quỳ tím.

B. phenol thể hiện tính acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

C. phenol là một acid yếu, làm đổi màu quỳ tím.

D. phenol là một acid trung bình.

Đáp án đúng là: B

Phenol là thể hiện tính acid yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 11: Phản ứng đặc trưng của dẫn xuất haloge

n là

A. phản ứng cộng hydrogen.

B. phản ứng thế nguyên tử halogen.

C. phản ứng cracking.

D. phản ứng reforming.

Đáp án đúng là: B

Liên kết C-X phân cực về phía nguyên tử halogen nên phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là phản ứng thế nguyên tử halogen.

Câu 12: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.

B. Na kim loại.

C. nước Br2.

D. H2(Ni, nung nóng).

Đáp án đúng là: C

Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với nước Br2.

C6H5OH + 3Br2 → C6H2(OH)Br3↓ + 3HBr.

Câu 13: Phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng oxi hóa.

Đáp án đúng là: A

Phản ứng thủy phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm thuộc loại phản ứng thế.

Câu 14: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 

A. 1,3-dichloro-2-methylbutane.

B. 2,4-dichloro-3-methylbutane.

C. 1,3-dichloropentane.

D. 2,4-dichloro-2-methylbutane.

Đáp án đúng là: A

Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo ClCH2CH(CH3)CHClCH3 là 1,3-dichloro-2-methylbutane.

Câu 15: Để phân biệt ba dung dịch ethanol, glycerol và dung dịch phenol, ta lần lượt dùng các hóa chất sau đây

A. Na, dung dịch Br2.

B. NaOH, Na.

C. dung dịch Br2, Cu(OH)2.

D. dung dịch Br2, Na.

Đáp án đúng là: C

Sử dụng dung dịch bromine

+ Xuất hiện kết tủa trắng và bromine bị nhạt màu → phenol

+ Không hiện tượng → ethanol và glycerol

Phân biệt ethanol và glycerol dùng Cu(OH)2; glycerol hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam còn ethanol thì không.

1 260 lượt xem