50 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 (có đáp án 2024) – Hoá 11 Kết nối tri thức

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Hoá 11 (có đáp án) Bài 3: Ôn tập chương 1 đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hoá 11 Bài 3.

1 117 lượt xem


Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1: Ôn tập chương 1

Câu 1: Trộn 100 mL dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 mL dung dịch NaOH nồng độ a (mol/L) thu được 200 mL dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)

A. 0,15.

B. 0,30.

C. 0,03.

D. 0,12.

Đáp án đúng là: D

pH = 1 H+= 0,1M nH+= 0,01 mol; nOH= 0,1a mol

pH = 12 → OH- dư, pOH = 2 OH = 0,01M → nOH = 0,002 (mol)

→ 0,1a – 0,01 = 0,002 → a = 0,12M.

Câu 2: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,001 M là

A. 3.

B. 11.

C. 12.

D. 2.

Đáp án đúng là: A

HClH++Cl

Nồng độ ion H+ là 0,001 = 10-3 M

Giá trị pH = -log(10-3) = 3.

Câu 3: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Giá trị của x là

A. 0,35.

B. 0,3.

C. 0,15.

D. 0,20.

Đáp án đúng là: A

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,2.1 + 0,1.2 + 0,05.2 = 0,15.1 + x.1 → x = 0,35.

Câu 4: Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,005 M là

A. 2.

B. 12.

C. 10.

D. 4.

Đáp án đúng là: A

H2SO42H++SO42

Nồng độ ion H+ là 0,005.2 = 0,01 = 10-2 M

Giá trị pH = -log(10-2) = 2.

Câu 5: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?

A. 5.

B. 4.

C. 9.

D. 10.

Đáp án đúng là: D

pH = 3 thì nồng độ ion H+ là 10-3 M

pH = 4 thì nồng độ ion H+ là 10-4 M

Để được dung dịch mới có pH = 4 thì cần pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 với số lần là 103104=10lần.

Câu 6: Dung dịch X chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch X thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,35.

B. 0,3 và 0,2.

C. 0,2 và 0,3.

D. 0,4 và 0,2.

Đáp án đúng là: C

BTDT:x+2y=0,1.2+0,2.3=0,8BTKL:0,1.56+0,2.27+35,5x+96y=46,9x=0,2moly=0,3mol

Câu 7: Trong dung dịch trung hòa về điện, tổng đại số điện tích của các ion bằng không. Dung dịch A có chứa 0,01 mol Mg2+; 0,01 mol Na+; 0,02 mol Cl- và x mol SO42. Giá trị của x là

A. 0,01.

B. 0,02.

C. 0,05.

D. 0,005.

Đáp án đúng là: D

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,01.2 + 0,01.1 = 0,02.1 + x.2 → x = 0,005.

Câu 8: Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH =11,0. Giá trị của a là

A. 1,60.

B. 0,80.

C. 1,78.

D. 0,12.

Đáp án đúng là: C

pH = 12 → pOH = 2 → OH = 0,01M nOH=0,01a(mol)

pH = 3 thì H+=103=0,001MnH+=0,008(mol)

Dung dịch Y có pH = 11 → Môi trường base → pOH = 3 OH = 0,001M nOH = 0,01a – 0,008 (mol) OH 0,01a0,008a+8=0,001a=1,78

Câu 9: Cho dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 0,1 M và HNO3 0,3 M, dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 0,2 M và KOH 0,1 M. Lấy a lít dung dịch X cho vào b lít dung dịch Y, thu được 1 lít dung dịch Z có pH = 13. Giá trị a, b lần lượt là

A. 0,5 lít và 0,5 lít.

B. 0,6 lít và 0,4 lít.

C. 0,4 lít và 0,6 lít.

D. 0,7 lít và 0,3 lít.

Đáp án đúng là: C

nH+= 2.0,1a + 0,3a = 0,5a (mol); nOH= 2.0,2b + 0,1b = 0,5b (mol)

pH = 13 → OH- dư; pOH = 1 OH = 0,1M → nOH = 0,1 (mol)

Ta có a+b=10,5b0,5a=0,1a=0,4b=0,6

Câu 10: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3 ; 0,15 mol CO32− và 0,05 mol SO42−. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 29,5 gam.

B. 28,5 gam.

C. 33,8 gam.

D. 31,3 gam.

Đáp án đúng là: C

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

a.1 + 0,15.1 = 0,1.1 + 0,15.2 + 0,05.2 → a = 0,35.

Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

0,35.23 + 0,15.39 + 0,1.61 + 0,15.60 + 0,05.96 = 33,8 gam.

Câu 11: Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,1 M là:

A. 1.

B. 13.

C. 11.

D. 3.

Đáp án đúng là: B

NaOHNa++OH

Nồng độ ion OH là 0,1 = 10-1 M

Giá trị pH = 14 + log(10-1) = 13.

Câu 12: Trộn 250 mL dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08 M và H2SO4 0,01 M với 250 mL dung dịch NaOH a M thu được 500 mL dung dịch có pH = 12. Giá trị a là

A. 0,13M.

B. 0,12M.

C. 0,14M.

D. 0.10M.

Đáp án đúng là: B

pH = 12 → pOH = 2 OH = 0,01M → nOH = 0,5.0,01 = 0,005 (mol)

nH+=nHCl+2nH2SO4=0,025molnOH=nNaOH=0,25a molnOHd­=0,25a0,025=0,005a=0,12M.

Câu 13: Cho phản ứng hoá học sau: PCl3(g) + Cl2(g)  PCl5(g)

Ở T oC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [PCl5] = 0,059 M; [PCl3] = [Cl2] = 0,035 M. Hằng số cân bằng (KC) của phản ứng tại T oC là

A. 1,68.

B. 48,16.

C. 0,02.

D. 16,95.

Đáp án đúng là: B

KC=PCl5PCl3Cl2=0,0590,0352=48,16

Câu 14:Cho cân bằng hoá học sau: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g)

Ở T oC, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [CO2] = 1,2 M, [CO] = 0,35 M và [O2] = 0,15 M. Hằng số cân bằng của phản ứng tại T oC là

A. 1,276.10-2

B. 4,375.10-2

C. 78,36.

D. 22,85.

Đáp án đúng là: A

KC=0,352.0,151,22=1,276.102

Câu 15: Xét cân bằng: N2O4 (k) 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2

A. tăng 9 lần.

B. tăng 3 lần.

C. tăng 4,5 lần.

D. giảm 3 lần.

Đáp án đúng là: B

N2O4(k)2NO

Hằng số cân bằng: KC=NO22N2O4

Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới KC không đổi nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 tăng lên 3 lần.

1 117 lượt xem