50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 (có đáp án) Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong của Đại Việt trong các thế kỉ XVII - XVIII?
A. Tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.
B. Diện tích ruộng đất công thu hẹp, nông dân thiếu ruộng rất trầm trọng.
C. Các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân tích cực khai hoang, mở đất.
D. Sản xuất nông nghiệp phát triển, đất khai hoang vẫn còn nhiều.
Đáp án đúng là: B
- Nông nghiệp Đại Việt ở Đàng Trong:
+ Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn có tác dụng tích cực, nền nông nghiệp phát triển rõ rệt.
+ Đất khai hoang vẫn còn nhiều
+ Tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng như ở Đàng Ngoài.
Câu 2. Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là
A. P. Đu-me.
B. H. Ri-vi-e.
C. F. Gác-ni-ê.
D. A-lếch-xăng Đơ-Rốt.
Đáp án đúng là: D
Nhà truyền giáo và ngôn ngữ học người Pháp - A-lếch-xăng Đơ-Rốt là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh
Câu 3. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc.
B. Thờ các vị thần: Brama, Shiva, Visnu.
C. Tôn sùng quyền năng của Đức Chúa Trời.
D. Tôn sùng Đức Phật và các vị Bồ tát.
Đáp án đúng là: A
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, các tín ngưỡng truyền thống, như: thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc,… vẫn được người Việt duy trì.
Câu 4. So với chữ Hán và chữ Nôm, loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
Đáp án đúng là: A
Ưu điểm của loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt là: tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Nho giáo và Đạo giáo được du nhập thông qua giao lưu kinh tế.
B. Thiên Chúa giáo du nhập, dần gây ảnh hưởng trong dân chúng.
C. Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.
D. Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.
Đáp án đúng là: A
- Tình hình tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.
+ Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.
+ Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng.
Câu 6. Bộ sử Phủ biên tạp lục do ai biên soạn?
A. Lê Quý Đôn.
B. Dương Vân An.
C. Đỗ Bá.
D. Đào Duy Từ.
Đáp án đúng là: A
Lê Quý Đôn là tác giả của bộ sử Phủ biên tạp lục.
Câu 7. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, những nguyên nhân nào đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
B. Không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
C. Các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
D. Chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Đáp án đúng là: A
Ở Đàng Trong, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn có tác dụng tích cực, nền nông nghiệp phát triển rõ rệt.
Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình thương nghiệp ở Đại Việt vào đầu thế kỉ XVIII?
A. Hoạt động khai mỏ được mở rộng, có quy mô lớn hơn trước.
B. Hoạt động buôn bán với các nước phương Tây diễn ra sôi nổi.
C. Các chính quyền Trịnh, Nguyễn thực hiện chính sách “đóng cửa”.
D. Hoạt động trao đổi, buôn bán với các nước phương Tây dần sa sút.
Đáp án đúng là: D
Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Câu 9. Đầu thế kỉ XVI, tôn giáo nào mới được du nhập vào Việt Nam?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Đạo giáo.
C. Phật giáo.
D. Nho giáo.
Đáp án đúng là: A
Từ đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo được truyền bá đến Đại Việt. Ban đầu, tôn giáo mới còn xa lạ với văn hoá bản xứ nhưng đến cuối thế kỉ XVII, số giáo dân tăng lên khá nhanh chóng.
Câu 10. Trong các thế kỉ XVI - XVIII, ở Đại Việt, Nho giáo
A. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
B. được nhà nước phong kiến đề cao.
C. từng bước được phục hồi và phát triển.
D. bước đầu gây ảnh hưởng trong nhân dân.
Đáp án đúng là: B
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, ở Đại Việt, Nho giáo được nhà nước phong kiến đề cao trong giáo dục, khoa cử.
Câu 11. Hổ trướng khu cơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
A. Lê Quý Đôn.
B. Dương Vân An.
C. Đỗ Bá.
D. Đào Duy Từ.
Đáp án đúng là: D
Hổ trướng khu cơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Đào Duy Từ.
Câu 12. Dương Vân An là tác giả của bộ sử nào dưới đây?
A. Phủ biên tạp lục.
B. Ô châu cận lục.
C. Thiên Nam ngữ lục.
D. Đại Nam thực lục.
Đáp án đúng là: B
Dương Vân An là tác giả của bộ sử Ô Châu cận lục.
Câu 13. Các đô thị nổi tiếng ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII là
A. Bến Nghé, Cù Lao Phố,…
B. Mỹ Tho, Tiền Giang,…
C. Kẻ Chợ, Phố Hiến,…
D. Thanh Hà, Hội An,…
Đáp án đúng là: C
Cùng với Kẻ Chợ, Đàng Ngoài còn nổi tiếng với Phố Hiến (Hưng Yên) nên dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì Phố Hiến'.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Các nghề thủ công truyền thống (gốm sứ, dệt…) lụi tàn, không phát triển.
B. Các làng nghề thủ công tiếp tục phát triển, nổi tiếng là: gốm Bát Tràng,..
C. Hoạt động khai mỏ có bước phát triển với quy mô lớn hơn trước.
D. Các sản phẩm thủ công nghiệp đa dạng về chủng loại, mẫu mã…
Đáp án đúng là: A
- Thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.
+ Hoạt động khai mỏ có bước phát triển với quy mô lớn hơn trước. Tiêu biểu là: mỏ đồng ở Tụ Long (Hà Giang); mỏ bạc ở Tuyên Quang, mỏ thiếc ở Cao Bằng,…
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội),...
+ Các sản phẩm thủ công nghiệp đa dạng về chủng loại, mẫu mã…
Câu 15. Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tác phẩm nổi tiếng của
A. Đào Duy Từ.
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C. Lê Quý Đôn.
D. Dương Vân An.
Đáp án đúng là: B
Bạch Vân quốc ngữ thi tập là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
I. Tình hình kinh tế
* Về nông nghiệp
- Đàng Ngoài
+ Trong các thế kỉ XVI - XVII kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài vẫn tiếp tục phát triển.
+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích đất đai canh tác, đắp đê,.... được thực hiện ở nhiều địa phương
+ Đến đầu thế kỉ XVIII, nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang, vỡ đê, mất mùa diễn ra ở nhiều nơi.
- Đàng Trong
+ Chúa Nguyễn thi hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và khai hoang lập làng xóm mới.
+ Kinh tế nông nghiệp có bước phát triển mạnh, diện tích đất đai canh tác được mở rộng trên quy mô lớn.
* Về thủ công nghiệp
- Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các nghề thủ công truyền thống được tiếp tục duy trì và phát triển.
- Hoạt động khai mỏ có quy mô lớn hơn trước.
* Về thương nghiệp
- Sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp đã thúc đẩy hoạt động trao đổi, buôn bán mở rộng trong cả nước.
- Ở vùng đồng bằng và ven biển, nhiều chợ, phố xá hình thành. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),...
- Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan,...) đến Đại Việt buôn bán, lập thương điểm.
- Sản phẩm trao đổi đa dạng như len, dạ, đồ trang sức, tơ tằm, trầm hương, ngà voi, đường, hương liệu quý,...
- Từ khoảng đầu thế kỉ XVIII, hoạt động trao đổi, buôn bán giữa Đại Việt với các nước phương Tây dần sa sút. Đại Việt chủ yếu duy trì buôn bán với thương nhân Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
II. Những chuyển biến về văn hoá
* Về tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Từ thế kỉ XVI, Nho giáo tiếp tục được chính quyền đề cao trong giáo dục, khoa cử.
- Phật giáo và Đạo giáo từng bước phục hồi và phát triển.
- Nhiều chùa mới được xây dựng.
- Từ đầu thế kỉ XVI, các giáo sĩ phương Tây đã theo thuyền buôn vào Đại Việt truyền bá Thiên Chúa giáo.
- Ở làng xã, các tín ngưỡng truyền thống được duy trì như thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,....
* Về chữ viết
- Từ thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền bá Thiên Chúa giáo, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiết tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.
* Về văn học
- Trong các thế kỉ XVI – XVII, bên cạnh dòng văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, dòng văn học chữ Nôm phát triển hơn trước, gồm nhiều thể loại như thơ, truyện,...
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, phong phú với nhiều thể loại, như truyện tiếu lâm, thơ lục bát, thơ song thất lục bát,...
* Về nghệ thuật
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đạt nhiều thành tựu, tiêu biểu là điêu khắc gỗ trong các đình, chùa với những nét chạm khắc tinh xảo, sống động.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển phong phú, với các loại hình như chèo, tuồng,...
- Thế kỉ XVII – XVIII xuất hiện nghệ thuật tranh dân gian như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,...