50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 (có đáp án) Bài 4: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4.

1 99 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Câu 1. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Đáp án đúng là: A

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Câu 2. Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?

A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.

B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.

C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.

Đáp án đúng là: C

Nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.

Câu 3. Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của

A. công ty Đông Ấn Anh.

B. chính quyền thực dân Pháp.

C. công ty Đông Ấn Hà Lan.

D. chính quyền thực dân Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: C

Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Ban-da (In-đô-nê-xi-a) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX?

A. Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị”.

B. Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.

C. Quan lại thực dân cai trị ở địa phương; cử người bản xứ cai quản trung ương.

D. Quan lại thực dân cai trị ở trung ương; cử người bản xứ cai quản địa phương.

Đáp án đúng là: C

Tình hình chính trị:

+ Chính quyền thực dân thi hành chính sách “chia để trị” (chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính với những chinh sách cai trị khác nhau)

+ Triều đình phong kiến đầu hàng, lệ thuộc vào chính quyền thực dân.

+ Về bộ máy hành chính, quan lại thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương; cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

Câu 5. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã thi hành chính sách nào trên lĩnh vực nông nghiệp?

A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.

B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.

C. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.

D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, trên lĩnh vực nông nghiệp, chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, đặc biệt là chế độ “cưỡng bức trồng trọt' ép người dân sử dụng đất và sức lao động của họ trồng cây công nghiệp, nộp sản phẩm thay cho thuế đất.

Câu 6. Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của

A. nhà sư Pu-côm-bô.

B. Hoàng thân Si-vô-tha.

C. Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.

D. nhân dân trên đảo Ban-da.

Đáp án đúng là: C

Đến đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.

Câu 7. Vị thủ lĩnh nào đã lãnh đạo thổ dân đảo Mác-tan chống lại sự xâm nhập của thực dân Tây Ban Nha (năm 1521)?

A. Si-vô-tha.

B. Pu-côm-bô.

C. A-cha-xoa.

D. La-pu-la-pu.

Đáp án đúng là: D

Tại Phi-líp-pin, ngay khi thực dân Tây Ban Nha xâm nhập đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của thổ dân đảo Mác-tan (1521) do thủ lĩnh La-pu-la-pu lãnh đạo.

Câu 8. Vị tướng nào đã lãnh đạo quân dân Miến Điện đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của thực dân Anh trong những năm 1824 – 1826?

A. Su-ra-pa-tít.

B. Tơ-ru-nô Giê-giô.

C. Nô-va-lét.

D. Ban-đu-la.

Đáp án đúng là: D

Ở Miến Điện, ngay từ cuộc xâm lược đầu tiên (1824 – 1826), quân Anh đã vấp phải sự kháng cự của quân đội Miến Điện do tướng Ban-đu-la chỉ huy. Đến năm 1825, Ban-đu-la hi sinh, cuộc kháng chiến thất bại.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

A. Trật tự xã hội truyền thống ở Đông Nam Á vẫn được duy trì.

B. Các giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

C. Các giai cấp cũ bị xóa bỏ, trong xã hội xuất hiện nhiều lực lượng mới.

D. Xã hội văn minh, bắt kịp với trình độ phát triển của phương Tây.

Đáp án đúng là: B

- Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, kết cấu xã hội ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến:

+ Các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ phong kiến,…) bị phân hóa

+ Xuất hiện các lực lượng mới, như: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân,…

Câu 10. Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX) đều

A. diễn ra dưới hình thức cải cách, canh tân đất nước.

B. diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.

C. đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng trí thức phong kiến tiến bộ.

D. nổ ra cùng thời điểm, tạo nên phong trào rộng lớn trên toàn khu vực.

Đáp án đúng là: A

Các cuộc đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á đều diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 11. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn

A. hình thành.

B. phát triển.

C. phát triển đến đỉnh cao.

D. khủng hoảng, suy thoái.

Đáp án đúng là: D

Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái và phải đối mặt với sự xâm lược, chiếm đóng của thực dân phương Tây.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng thủ đoạn mà các nước tư bản phương Tây sử dụng trong quá trình xâm nhập, xâm lược vào khu vực Đông Nam Á?

A. Khống chế chính trị, ép kí hiệp ước bất bình đẳng.

B. Sử dụng hoạt động buôn bán, truyền giáo.

C. Truyền bá học thuyết “Đại Đông Á”.

D. Dùng vũ lực để thôn tính đất đai.

Đáp án đúng là: C

Trong các thế kỉ XVI - XIX, bằng nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau, như: ngoại giao, buôn bán, truyền giáo, khống chế chính trị ép kí các hiệp ước bất bình đẳng và dùng vũ lực thôn tính,… thực dân phương Tây đã từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 13. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì

A. tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

B. kiên quyết huy động toàn dân đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

C. nước Xiêm nghèo tài nguyên, lại thường xuyên hứng chịu thiên tai.

D. dựa vào sự viện trợ của Nhật Bản để đấu tranh chống xâm lược.

Đáp án đúng là: A

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc vì tiến hành canh tân đất nước và chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 14. Đến cuối thế kỉ XIX, In-đô-nê-xi-a đã trở thành thuộc địa của

A. thực dân Pháp.

B. thực dân Anh.

C. thực dân Hà Lan.

D. thực dân Tây Ban Nha.

Đáp án đúng là: C

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.

Câu 15. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Việt Nam và Cam-pu-chia.

B. Mi-an-ma và Ma-lai-xi-a.

C. Phi-líp-pin và Mi-an-ma.

D. In-đô-nê-xi-a và Lào.

Đáp án đúng là: B

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a (Malaya), phía Bắc đảo Booc-nê-ô (Borneo) và Mi-an-ma (Myanmar)

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

I. Tình hình nước Pháp trước cách mạng

Đông Nam Á vì vị trí địa lý và tài nguyên khoáng sản quan trọng đã trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX (ảnh 1)

II. Tình hình Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây 

Thực dân phương Tây đã gây ra những chuyển biến lớn ở các nước Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 (Kết nối tri thức): Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX (ảnh 1)

III. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- Các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, như Tơ-ru-nô Giê-giô, Su-ra-pa-tit, và Đi-pô-nê-gô-rô, đều thất bại.

- Tại Phi-líp-pin, các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha bao gồm Mác-tan, Nô-va-lét, và Khơ-rút-xơ.

- Cuộc kháng chiến của Miến Điện chống lại quân Anh đã thất bại sau khi tướng Ban-đu-la hi sinh năm 1825.

1 99 lượt xem