50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 (có đáp án) Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII
Phần 1. 12 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.
B. Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.
C. Thiên Chúa giáo du nhập, dần gây ảnh hưởng trong dân chúng.
D. Nho giáo và Đạo giáo được du nhập thông qua giao lưu kinh tế.
Đáp án đúng là: D
- Tình hình tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.
+ Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.
+ Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng.
Câu 2. “Đại Minh khách phố” là tên gọi khác của đô thị nào dưới đây?
A. Kẻ Chợ.
B. Phố Hiến.
C. Thanh Hà.
D. Hội An.
Đáp án đúng là: C
“Đại Minh khách phố” là tên gọi khác của Thanh Hà (nằm bên bờ sông Hương - Thừa Thiên Huế).
Câu 3. Chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt có ưu điểm gì?
A. Tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
B. Có hàng nghìn kí tự, thuận lợi cho việc diễn đạt.
C. Dễ ghi nhớ vì sử dụng hình vẽ để biểu thị ngôn từ.
D. Dễ sử dụng vì có nhiều kí tự, hình vẽ để biểu đạt.
Đáp án đúng là: A
Ưu điểm của loại chữ La-tinh ghi âm tiếng Việt là: tiện lợi, khoa học, dễ ghi nhớ, dễ sử dụng.
Câu 4. Bộ sử Ô Châu cận lục do ai biên soạn?
A. Lê Quý Đôn.
B. Dương Vân An.
C. Đỗ Bá.
D. Đào Duy Từ.
Đáp án đúng là: B
Dương Vân An là tác giả của bộ sử Ô Châu cận lục.
Câu 5. Đào Duy Từ là tác giả của bộ sách nào dưới đây?
A. Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
B. Gia Định thành thông chí.
C. Binh thư yếu lược.
D. Hổ trướng khu cơ.
Đáp án đúng là: D
Đào Duy Từ là tác giả của bộ sách Hổ trướng khu cơ.
Câu 6. Loại hình nghệ thuật nào thịnh hành ở Đàng Ngoài của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Hát chèo.
B. Hát tuồng.
C. Nhã nhạc cung đình.
D. Đờn ca tài tử.
Đáp án đúng là: A
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài, trong khi đó hát tuồng lại rất phổ biến ở Đàng Trong
Câu 7. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu nhất của nhân dân Đại Việt ở thế kỉ XVI - XVIII là
A. “Chinh phụ ngâm”.
B. “Ngọc tỉnh liên phú”.
C. “Độc Tiểu Thanh kí”.
D. “Bạch Đằng giang phú”.
Đáp án đúng là: A
Thế kỉ XVI - XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn thơ Nôm. Nhiều tác phẩm đã lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi và tự do của con người, tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,…
Câu 8. Trong các thế kỉ XVII - XVIII, sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong có bước phát triển rõ rệt do
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi và chính sách khai hoang của chúa Nguyễn.
B. không xảy ra chiến tranh, xung đột, đời sống nhân dân thanh bình.
C. các vua nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách, biện pháp tích cực.
D. chính quyền Lê, Trịnh quan tâm đến việc đắp đê, trị thủy, khai hoang.
Đáp án đúng là: A
Ở Đàng Trong, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn có tác dụng tích cực, nền nông nghiệp phát triển rõ rệt.
Câu 9. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân nước nào?
A. Hà Lan.
B. Tây Ban Nha.
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
Đáp án đúng là: D
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên cho chiếc chùa Cầu (Hội An) là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa “Cầu đón khách phương xa” để bày tỏ sự hiếu khách và cởi mở trong giao thương với thương nhân Nhật Bản.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình hình thủ công nghiệp của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?
A. Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc bản in gỗ,…
B. Các nghề thủ công truyền thống (gốm sứ, dệt lụa,…) lụi tàn, không phát triển.
C. Các làng nghề thủ công tiếp tục phát triển, nổi tiếng là: gốm Bát Tràng,..
D. Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.
Đáp án đúng là: B
- Thủ công nghiệp Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.
+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc in bản gỗ,...
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, như: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội),...
+ Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng.
Câu 11. Đỗ Bá là tác giả của bộ sách nào dưới đây?
A. Lam Sơn thực lục.
B. Gia Định thành thông chí.
C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
D. Hổ trướng khu cơ.
Đáp án đúng là: C
Đỗ Bá là tác giả của bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
Câu 12. Các chúa Trịnh, Nguyễn ưu tiên mua loại hàng hóa nào trong quá trình giao thương với thương nhân Tây Ban Nha, Hà Lan?
A. Len dạ.
B. Hương liệu.
C. Gia vị.
D. Vũ khí.
Đáp án đúng là: D
Vũ khí được chúa Trịnh, chúa Nguyễn ưu tiên mua bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong các thế kỉ XVI-XVIII
I. Tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI – XVII
a) Nông nghiệp
- Ở Đàng Ngoài, sản xuất nông nghiệp bị sa sút, biến ruộng công thành ruộng tư, nông dân nghèo phải bỏ làng.
- Ở Đàng Trong, nhờ khai hoang và tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, tầng lớp địa chủ lớn hình thành. Tình trạng nông dân bị bẩn cùng hoá chưa nghiêm trọng như Đàng Ngoài.
b) Thủ công nghiệp
- Các quan xưởng ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn hoạt động để sản xuất vũ khí, trang phục, đồ trang sức, và đúc tiền cho quan lại.
- Nghề thủ công phát triển mạnh, bao gồm dệt vải lụa, đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy. Nhiều làng nghề nổi tiếng như Thổ Hà, Bát Tràng, La Khê, Nho Lâm, Hiền Lương, Phú Bài, và làng làm đường mía ở Quảng Nam.
c) Thương nghiệp
- Thủ công nghiệp phát triển, thúc đẩy buôn bán mở rộng. Mạng lưới chợ hình thành và nhiều đô thị xuất hiện ở Đàng Ngoài và Đàng Trong vào thế kỉ XVII – XVIII.
- Trung tâm buôn bán lớn ở Đàng Ngoài là Thăng Long (Kẻ Chợ) và Phố Hiến (Hưng Yên), ở Đàng Trong là Thanh Hà, Hội An, Gia Định.
- Sau đó, các thành thị suy tàn do chính sách hạn chế ngoại thương của chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong.
II. Tình hình văn hoá trong các thế kỉ XVI - XVIII
- Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo được ưa chuộng trong học tập, tuyển quan.
+ Công giáo được truyền bá từ 1533 và lan truyền đến thế kỉ XVIII.
+ Nhân dân giữ nếp truyền thống và tổ chức lễ hội hàng năm.
- Chữ viết:
+ Công giáo truyền bá và chữ Quốc ngữ được sáng tạo.
+ Giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ.
+ Chữ Quốc ngữ được sử dụng phổ biến vì tiện lợi và khoa học.
- Văn học:
+ Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước, với thơ và truyện Nôm ngày càng nhiều.
+ Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại, thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
- Nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc trong đình, chùa phát triển, mô tả cảnh sinh hoạt và tượng Phật.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,...
+ Các điệu múa như múa trên dây và múa đèn cũng được phát triển.