Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án

Bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 239 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 200k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word đẹp, có lời giải chi tiết (Chỉ từ 20k cho 1 bộ đề thi tuần bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 2

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 1

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?

A. Kể lại một trận tỉ thí cân tài cân sức giữa Dế Mèn và bọn nhện khiến không ít người cảm phục

B. Phê phán bọn quan lại tham lam đạp lên mồ hôi của dân mà ăn chơi đến độ béo múp míp

C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

D. Ca ngợi sức mạnh hơn người, không gì địch nổi của Dế Mèn

 Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình?

A. Cho thấy truyện cổ có nhiều câu chuyện hay  và ý nghĩa hơn truyện hiện đại

B. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

C. Phê phán những kẻ đã làm truyện cổ ngày càng mai một, không thể lưu giữ cho con cháu cho tới ngày nay

D. Ca ngợi sự thần kì, kì diệu của truyện cổ trong cuộc sống của mỗi chúng ta

 Câu 3:

Đọc lại bài thơ “Nàng tiên Ốc” sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 1, trang 18 rồi kể lại bằng lời của em.

 Câu 4:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu

b. Xĩ số lớp em là 40 học sinh

 Câu 5:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ

Câu 6:

Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau đây

a. Giàu lòng ….

b. Trọng dụng …

c. Thu phục ….

d. Lời khai của ….

e. Nguồn …. dồi dào

(Từ gợi ý: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài)

Câu 7:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra

b) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”

d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

 Câu 8:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

b) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

c) Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!

d) Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 9:

Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho hợp lí

Khi kể chuyện, cần chú ý:

- Chọn kể những hành động ……… của nhân vật.

- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể ……….., xảy ra sau thì kể …….

Câu 10:

Em hãy điền từ vào ô trống để hoàn thành câu sau

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Những …….. có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm …………..

A. đặc điểm …. sinh động, hấp dẫn

B. đặc điểm thói quen sinh hoạt …. sinh động, hấp dẫn

C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn

D. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. huyền bí, kì ảo

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 2

I. Bài tập về đọc hiểu 

“Ông lão ăn mày” nhân hậu

   Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.

   Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre,một sợi mây nhỏ.

   Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.

   Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão….”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:

- Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?

- Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.

   Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.

   Tôi ngạc nhiên, hỏi:

- Sao cháu ngồi khóc ở đây?

- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…

   Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.

(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình của “Ông lão ăn mày”?

a- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân khô đét; tay đen sạm; mắt còn tinh sáng

b- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng

c- Lưng còng; tóc bạc; má hóp; môi khô nẻ; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa?

a- Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.

b- Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.

c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người?

a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ

b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá đểm kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường

c- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên

Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?

a- Chết trong còn hơn sống nhục

b- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm

c- Đói cho sạch, rách cho thơm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ:

a) s hoặc x

-….inh…au đẻ muộn/…………………………

-….ương …..ắt da đồng/………………………

b) ăn hoặc ăng

-……ngay nói th…./……………………….

-tre già m…..mọc /…………………………

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết :

a) Chị ngã em ……….

b) Ăn ở có………..mười phần chẳng thiệt

c) Vì tình vì………………không ai vì đĩa xôi đầy

d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có……………

e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một……………..

(Từ cần điền: nhân, nghĩa, bạn, lòng, nâng )

Câu 3: Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

a) Bạn Mai lớp em rất…………..

b) Dòng sông quê tôi chảy……………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c) Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt…………………………..

Câu 4: a) Ghi lại chi tiết ở đoạn 2 (“Có lẽ…sợi mây nhỏ.” ) trong câu chuyện trên cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách:

……………………………………………………………………..

b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc “Ông lão ăn mày” sắp mất và viết đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - Đề số 3

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng.

- Em học về tìm ý và viết đoạn văn nêu ý kiến.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Tâm hồn hoa

Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi:

- Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế?

- Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi.

Cô bé âu yếm nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì:

 

- Ừ, hai chúng mình là một.

Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.

- Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. - Bông hồng nói. Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn... Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng... Cô bé ơi, đó là tôi đấy!

Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó tỏa bừng trên gương mặt cô. Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa.

 Nguyễn Phan Hách

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4

Câu 1. Khi bước vào vườn hoa cô bé đã thắc mắc điều gì?

A. Sao hoa đào lại mang sắc màu đẹp đến thế.

B. Sao hoa đào lại có màu hồng đẹp đến thế.

C. Sao hoa đào lại có màu sắc giống đôi môi của mình.

D. Sao hoa đào lại âu yếm và dịu dàng đến thế.

Câu 2. Dòng nào dưới đây tả về vẻ đẹp đáng yêu của hoa đào và cô bé?

A. Đôi môi chúm chím như những nụ hồng, đang lan tỏa những tia sáng diệu kì.

B. Nụ cười ngọt ngào, tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

C. Nụ cười ấm áp, tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

D. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi, nụ cười tỏa những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người.

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu nói “Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”?

A. Những bông hoa hồng cũng cần có máu để duy trì sự sống của mình.

B. Màu vàng của hoa hồng được so sánh với màu sắc của những giọt máu chảy trong thân thể con người.

C. Máu chảy trong thân thể là nguồn sống bất diệt của con người.

D. Màu đỏ của hoa hồng được so sánh với màu đỏ của những giọt máu, máu là màu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ.

Câu 4. Những câu nào dưới đây thể hiện tình yêu của cô bé với các loài hoa?

A. Cô bé âu yếm nụ cười lên những nụ hoa đào và áp những bông hồng vào ngực.

B. Cô bé âu yếm nụ cười của mình lên những nụ hoa đào.

C. Cô bé áp những bông hoa hồng đỏ rực vào ngực mình.

D. Cô bé vuốt ve và nâng niu từng bông hoa nhỏ trong khu vườn.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

1 239 lượt xem
Mua tài liệu