Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án
Bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word đẹp, có lời giải chi tiết (Chỉ từ 20k cho 1 bộ đề thi tuần bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 5
ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 1
Đề bài:
I/ Bài tập về đọc hiểu
Ai thông minh hơn?
Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan. Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vị tính, Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói 'cái này đẹp quá', “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là 'nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.
Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.
Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước!”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu ấp úng: “ Mẹ … mẹ hỏi … cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé!”
Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.
Theo Trần Thị Mai Phước)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?
a - Để được tận mắt nhìn thấy máy vi tính nhà Hùng.
b - Để tận mắt thấy những điều nghe được về Hùng.
c - Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp mắt.
2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?
a - Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác.
b - Thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế.
c - Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”.
3. Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?
a - Biết sử dụng thành thạo máy vi tính nhiều hơn người khác.
b - Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác.
c - Nhanh trí và biết xử lí các tình huống xảy ra trong thực thế
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?
a - Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác.
b - Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ.
c - Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê.
II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vài chỗ trống:
a. l hoặc n
-.........ong .....anh đáy ....ước in trời
Thành xây khói biếc,.....on phơi bóng vàng.
-Chị Chấm bầu bạn với ......ắng với mưa để cho cây .....úa mọc ....ên hết vụ ...ày qua vụ khác, hết ...ăm .....ày qua ......ăn khác.
(Theo Đào Vũ)
b. en hoặc eng
-Ao làng vẫn nở hoa s.......
Bờ tre vẫn chú dế m... vuốt râu
(Theo Trần Đăng Khoa)
-Bà kể chuyện Hà Nội xưa
L.......k.......tàu điện sớm trưa đi về.
(Theo Đức Hoan)
Câu 2: Trung thực nghĩa là thẳng thắn, thành thực (thành thật). Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng “thẳng”, tiếng “thật” và ghi vào chỗ trống để có được các từ ghép cùng nghĩa với “trung thực”.
M: thẳng thắn, thành thật
(1)..................... thẳng
(2) thẳng..........................
(3)......................... thật
(4).............................. thật
(5) thật...........................
(6) thật...............................
Câu 3:
Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau :
Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.
Theo Khuất Quang Thụy
Câu 4: a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới.
............................................
b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:
Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ………………………………………
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1:
Đọc lại câu chuyện “Những hạt thóc giống” và cho biết: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?
Câu 2:
Đọc lại bài thơ “Gà Trống và Cáo” và cho biết: Gà Trống thông minh ở điểm nào?
Câu 3:
Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n
Hưng vẫn hí hoáy tự tìm …… giải cho bài toán mặc dù em có thể nhìn bài của bạn Dũng ngồi ngay bên cạnh. Ba tiếng trống báo hiệu hết giờ, Hưng …… bài cho cô. Em buồn, vì bài kiểm tra lần ……….. có thể ……… em mất danh hiệu học sinh tiên tiến mà ……….. nay em vẫn giữ vững. Nhưng em thấy ……… thanh thản vì đã trung thực, tự trọng khi ……. bài
Câu 4:
Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng những chữ bị bỏ trống có vần en hoặc eng
Ngày hội, người người ……… chân, Lan …….. qua đám đông để về nhà. Tiếng xe điện ……. keng, Lan lên xe, thấy ngay một chiếc ví nhỏ màu nâu rơi ra từ chiếc túi của một bà cụ mặc áo …….. ấm, choàng khăn nhung màu ………... Cụ già không hề hay biết. Lan nhặt ví đưa cho cụ. Cụ mừng rỡ cầm ví, ……….. em ngoan.
Câu 5:
Trong các câu sau câu nào có từ cùng nghĩa với từ trung thực?
A. Thời nhà Lý, Tô Hiến Thành nổi tiếng là một vị quan vô cùng chính trực.
B. Trong truyện cổ tích, cáo thường là con vật vô cùng gian ngoan
C. Trên đời này, không có gì tệ hại hơn dối trá
D. Lừa dối người khác cuối cùng sẽ chẳng còn ai dám tin tưởng mình nữa đâu
Câu 6:
Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về lòng tự trọng?
a) Thẳng như ruột ngựa
b) Giấy rách phải giữ lấy lề
c) Thuốc đắng dã tật
d) Cây ngay không sợ chết đứng
e) Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu 7:
Gạch chân dưới các danh từ trong đoạn văn sau:
Những / ngày / mưa phùn /, người ta / thấy / trên / mấy / bãi soi / dài / nổi lên / ở / giữa/ sông/, những / con / giang/, con / sếu / cao / gần / bằng / người/ , theo / nhau / lững thững/ bước / thấp thoáng / trong / bụi mưa / trắng xóa/….
Câu 8:
Gạch chân dưới các danh từ chỉ đơn vị trong câu sau:
Cơn mưa trắng trời trắng đất, những cây liễu đứng ủ rũ chịu trận, đàn chim không kịp kiếm chỗ trú thân đang run rẩy trên những cành cây.
Câu 9:
Trong câu sau, câu nào có từ in đậm là danh từ chỉ khái niệm?
A. Mỗi lần vấp ngã em sẽ thu được cho mình những kinh nghiệm đáng quý
B. Trời nắng chói chang, bác An vừa từ bệnh viện về, người ướt sũng mồ hôi
C. Hồi còn nhỏ, bà thường ru em ngủ mỗi tối
D. Dòng sông lững lờ trôi
Câu 10:
Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một cô giáo cũ hoặc bạn cũ để thăm hỏi và chúc mừng năm mới
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5 - Đề số 3
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: động từ.
- Em học về tìm hiểu cách viết và lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Cảnh sắc mùa xuân vùng trung du
Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.
Theo Văn Thảo
Câu 1. Thủy đã nhận ra mùa xuân đến khi nào?
A. Khi cô bước chân ra ngoài.
B. Khi cô đang ngắm nhìn thiên nhiên.
C. Khi cô đang ngắm hoa trong vườn.
D. Khi cô mở cửa sổ và nhìn ra bên ngoài.
Câu 2. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào?
A. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi, ánh nắng.
B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa.
C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi.
D. Dãy núi đá vôi, ánh nắng vàng, lâu đài cổ, chiếc khoăn voan.
Câu 3. Thủy đã hình dung những con đường mòn trông như thế nào?
A. Lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió.
B. Ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng.
C. Từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt.
D. Nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa.
Câu 4. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì?
A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động.
B. Vẻ già cỗi, hoang vu của thiên nhiên.
C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già.
D. Vẻ đẹp huyền ảo và sống động.
................................
................................
................................
Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu