Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi (chuẩn nhất 2024) – Ngữ văn 8 Cánh diều

Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi Ngữ văn lớp 8 hay nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi để học tốt môn Ngữ văn 8.

1 197 lượt xem


Bố cục Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “cho các em”): giới thiệu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 2 (tiếp đến “quân Nguyên”): tóm tắt tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng

- Phần 3 (còn lại): giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

loading...

Nội dung chính Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Văn bản đã giới thiệu tới người đọc một tác phẩm viết về anh hùng thiếu nhi Trần Quốc Toản, đó là tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Qua việc tóm tắt tác phẩm cùng khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật, người đọc biết tới câu chuyện một cách thú vị và dễ dàng hấp dẫn người đọc tìm hiểu về tác phẩm cũng như người anh hùng thiếu nhi Trần Quốc Toản.

Ý nghĩa nhan đề Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Đoạn trích đã giới thiệu tới người đọc một tác phẩm viết về người anh hùng Trần Quốc Toản có tựa đề: Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Đoạn trích đã tái hiện cuộc chiến chống lại giặc ngoại xâm của người Việt Nam trong thời kỳ đầu nước ta bị Tây Sơn xâm chiếm.

Đọc tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng. Tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm lấy cảm hứng từ lịch sử dân tộc như Vũ Như Tô, Bắc Sơn (kịch), Đêm hội Long Trì, An Tư (tiểu thuyết),…

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một thiên truyện giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà, góp phần bồi đắp lòng yêu nước cho các em.

Câu chuyện mở đầu bằng giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Quốc Toản tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã ý thức được bổn phận của một đấng nam nhi thời loạn, ngay trong cả giấc mơ cũng mong được giết giặc giúp nước. Chính vì thế, khi chú chàng là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị vương hầu khác mà không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, chàng vẫn nhẫn nại đứng chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,… là các con trai của Hưng Đạo Vương cũng có mặt. Chính việc “những người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi” mà được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm chẳng thêm nôn nóng. Trong thoáng qua, chẳng có suy nghĩ muốn xô ngã mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống nơi quan quân đang bản bạc nhưng lại sợ tội chém đầu. Càng nghĩ, tâm can Quốc Toản cảng như có lửa đang thiêu đốt. Cuối cùng, không nhẫn nhịn được nữa, chủng quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính, xăm xăm xuống bến, liều mình để được nói câu: 'Xin đánh!' với nhà vua. Lời Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chẳng như một đứa trẻ, có lòng song chưa đủ sức, chưa thể làm nên đại sự. Vua ban cho Hoài Văn quả cam quý, báo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi song Hoài Văn không khỏi thất vọng, chàng đã bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào. Từ thất vọng, Hoài Văn quyết tâm tự minh rèn luyện, chiêu binh đánh giặc để thể hiện lòng yêu nước, cũng để chứng minh chàng không phải là một đứa trẻ con hữu dũng vô mưu”. Chẳng hạ quyết tâm trên chính bến Binh Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.'.

Nói là làm, Trần Quốc Toản trở về quê hỏi ý mẹ và khi được mẹ chấp thuận, ngay lập tức chủng bắt tay vào rèn luyện. Người chủ là Chiêu Thành Vương khi biết được lòng quyết tâm của cháu cũng ủng hộ, lại được sự giúp sức của người tướng giả, đội binh của Hoài Văn không lâu sau đó đã có được hơn sáu trăm người trẻ tuổi cùng trang lứa với chàng, nhanh nhẹn, không bận lòng việc vợ con và vô cùng thiện chiến.

Khi đã có đội quân của riêng mình, Quốc Toản thẳng tiến truy tìm quân giặc. Chàng cùng sáu trăm chiến sĩ giương cao lá cờ thắm mang sáu chữ vàng 'Phá cường địch bảo hoàng ân' do chính tay mẹ chủng thêu. Đó là những nét chữ “quang minh chính đại như ban ngày”, như “lời thể quyết liệt', 'làm cho quân sĩ phấn khởi”, “kẻ địch kinh hồn'. ...

Sau khi kết nghĩa anh em với Nguyễn Lộc ở trại Ma Lục, đội quân của Trần Quốc Toản đã có trận chiến đấu đầu tiên với quân Nguyên. Tiếng tăm về chàng tướng trẻ tài giỏi với lá cờ thêu sáu chữ vàng ngày càng vang xa. Khi Chiêu Thành Vương vì đuổi theo tên phản quốc Trần Ích Tắc mà vô tỉnh rơi vào vòng vây của quân địch, Trần Quốc Toản đã xuất hiện ứng cứu. Chiêu Thành Vương không thể ngờ chàng tướng trẻ vang danh kia là cháu ruột của mình, trong sự bất ngờ ấy còn xen lẫn cả niềm tự hào.

Được triều đình công nhận, Quốc Toản về dưới trướng của Hưng Đạo Vương, chờ thời cơ phản công quân địch. Tuổi trẻ nóng này, chàng nhiều lần vì không thể nhẫn nại, muốn bỏ lên Ma Lục hợp quân cùng Nguyễn Lộc, đánh một trận kinh hoàng. May mắn là bên Quốc Toàn luôn có vị tướng già trung thành khuyên ngăn. Cùng với lời dạy dỗ của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Quốc Toản tiếp tục nghiên cứu binh pháp, rèn luyện võ thuật. Cũng trong thời gian này, hai chữ “Sát Thát” được chàng khắc trên cánh tay, xé da thịt mà in sâu vào tận xương cốt, nung nấu chí căm hờn từng ngày.

Cuối cùng thời cơ cũng đến, Hưng Đạo Vương quyết định cử Chiêu Văn Vương lãnh binh xuất quân, Hoài Văn xin theo và sau khi thử lòng chàng, Hưng Đạo Vương đồng ý. Đây là trận đánh lớn đầu tiên trong cuộc đời Hoài Văn, không giống trận chiến trước đó, lần này tên giặc mà chàng phải đối đầu là Toa Đô – tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên.

Quốc Toản được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong, dụ quân địch vào bẫy. Khi quân giặc mất cảnh giác xuôi thuyền trên con sông không một bóng người thì quân Hoài Văn tiến lên, cả đoàn thuyền chỉ chừng bốn, năm chục chiếc giăng hàng ngang, dũng mãnh xông thẳng về phía đoàn thuyền chiến của quân địch. Trước một Toa Đô cao lớn, mặt mày hung hãn. Hoài Văn không hề nao núng. Khi Toa Đô dùng chuỷ sắt giáng xuống đầu chàng. “Hoài Văn choáng váng, hai chân loạng choạng, và cả cái thuyền suýt nữa lật nhảo” nhưng chàng quyết không lùi bước. Lần thứ hai chạm trán với Toa Đô, chàng đã dùng hết sức nhưng vẫn không giết được hắn. Lần thứ ba, khi Toa Đô vẫn mải đánh đằng mũi, chàng nhảy lên thuyền giặc, xông tới, đá phốc vào cánh tay cầm chuỳ của hắn khiến vũ khí lợi hại nhất của tên tưởng giặc rơi xuống sông. Nhưng sau khi tung cú đá vào tay Toa Đô, Hoài Văn mất thăng bằng ngã xuống. Tên tướng giặc vung gươm định giết chàng, may mà có viên tướng giả xả thân đỡ kịp. Toa Đô bỏ chạy. Sau đó, nghe theo lời viên tưởng giả, chàng nhờ người chăm sóc cho ông, còn minh thì dẫn đội quân sáu trăm trai tráng hào kiệt đi đuổi bắt Toa Đô. “Qua rừng, qua núi, qua đèo, qua sống, lá cờ thêu sáu chữ dẫn Hoài Văn và sáu trăm gã hảo kiệt đi mất, đi mãi tới những nơi nào còn bóng quân Nguyên.... […]

Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng. Tác phẩm đã khắc hoạ số lượng nhân vật đông đảo, trong đó nổi bật là nhân vật trung tâm Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng. Từ những chi tiết rất ít ỏi còn để lại trong tư liệu lịch sử, bằng tài năng và tâm huyết, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khắc hoạ chân thực, sinh động chân dung của Trần Quốc Toản, một thiếu niên tuổi trẻ, chí cao, giàu lòng yêu nước, mang tinh thần, hảo khí của Thánh Gióng đánh giặc Ân xưa. Ngôn ngữ trong tác phẩm vừa cổ kính, trang nhã, vừa giản dị, tự nhiên. Giọng văn hào sáng, tưng bừng, nhiệt huyết. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã thể hiện một bức tranh lịch sử hoành tráng, tái hiện bối cảnh và khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai để bảo vệ nền độc lập dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước quật cường của nhân dân ta.

loading...

Tóm tắt Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Những ý chính của văn bản:

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản được xem là tác phảm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi của tác giả Nguyễn Huy Tưởng

- Câu chuyện mở đầu bằng giấc mơ bắt sống được Sài Thung - một tên sứ nhà Nguyên hống hách - của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản

- Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng

loading...

Giá trị nội dung Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Với nhân vật Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, nhà văn dành cả một thiên truyện, tương đương như một truyện vừa, để khắc họa vẻ đẹp, cuộc đời của người anh hùng tuổi trẻ tài cao, chí lớn có những hành động quả cảm, lập nên những chiến công hiển hách. Lá cờ thêu sáu chữ vàng đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc, nhất là các bạn nhỏ tuổi. Tuy còn trẻ tuổi nhưng những hành động đầy quả quyết như: bóp nát quả cam vua ban khi không được tham dự hội nghị bàn việc nước ở bến Bình Than; phất cao lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”, chiêu binh mãi mã, ngày đêm luyện tập binh thư yếu lược, cùng anh em người Mán là Thế Lộc đuổi bắt quân thù trên đồi Ma Lục với những kế sách, mưu tính chính xác, khôn lường khiến quân thù khiếp sợ… đã nói lên tinh thần, khí phách, vẻ đẹp dũng mãnh của chàng trai trẻ thời Trần.

Giá trị nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Bằng sức tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo dồi dào, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với các sự kiện, chi tiết đặc sắc, ấn tượng. Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên một cách chân thực, rõ ràng đến khó tin.

1 197 lượt xem